Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Tại sao chúng ta có chân mày?

Tất cả loài có vú đều có lông ở phần trên cơ thể. Đối với hầu hết loài có vú, lông được coi như là một lớp cách nhiệt, giữ cho cơ thể ấm hay mát và che chở cho cơ thể. Cơ thể loài người có ít lông hơn loài thú. Sự phát triển của “bộ lông” người trưởng thành được điều hoà bởi các hormon giới tính. Hormon nam giới làm râu và lông trên cơ thể tăng trưởng đồng thời ức chế sự phát triển của tóc trên đầu. Sự tác động của hormon phái nữ thì ngược lại, nó ức chế sự phát triển của lông trên cơ thể làm gia tăng sự mọc tóc

Các khoa học gia hiểu được điều này, nhưng họ vẫn không thể hiểu được đầy đủ chức năng của tất cả các loại lông trên cơ thể con người. Chỉ có những điều rất rõ là lông mọc tại những vùng nhất định trên cơ thể có tác dụng ngăn chặn bụi bặm và côn trùng. Do đó mới có lông trong tai và mũi. Chức năng của lông mày và lông mi là giúp ngăn chặn bụi bặm khỏi rơi vào mắt

Charles Darwin cho rằng những loại lông mao trên cơ thể có chức năng như là những “máng xối” cho việc thoát mồ hôi. Người ta cũng tin rằng râu của đàn ông là để phân biệt rõ ràng giữa phái nam và phái nữ ở một đặc điểm nào đó. Râu để chỉ rõ nam tính của người đàn ông

Nói chung, đàn ông có từ 300 đến 500 ngàn sợi lông trên da. Người tóc hung có lông mượt hơn thì lông nhiều hơn một chút. Người da sậm có lông cứng hơn thì lông ít đi một phần tư

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình