Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Làm cách nào chúng ta nuốt được?

Động tác nuốt thức ăn là một tiến trình khá phức tạp. Nó được điều hành bởi dây thần kinh, cơ bắp, dây chằng và các tuyến. Trợ giúp cho tiến trình có thanh quản, lưỡi gà, nắp thanh quản, nướu, lưỡi, môi, mũi, phổi, hoành cách mô, cơ bụng và não bộ.

Trước tiên, răng cắt và nghiền thức ăn tẩm ướt với nước miếng. Lưỡi nhồi thức ăn thành viên lớn, trong khi nuốt, ở đằng sau miệng được nâng lên để đồ ăn khỏi đi lộn vào mũi.

Sau đấy, thức ăn vào thực quản. Ở đây, đầu thực quản mở ra. Để ngăn đồ ăn khỏi rớt vào thanh quản, nắp thanh quản ở chân lưỡi hạ xuống che lối vào thanh quản. Viên thức ăn đi qua đường thực quản dài khoảng 25 phân.

Thành của thực quản gồm các sợi cơ và thức ăn được đẩy xuống nhờ sự co thắt của thành. Chất lỏng đi qua thực quản rất nhanh, chỉ mất 8 giây. Nuốt thức ăn không phải chỉ là cho thức ăn rướt xuống dạ dày, nó còn đòi hỏi phải có sự co thắt của cơ bắp. Do đó, khi bị treo ngược người ta vẫn có thể ăn hay uống bình thường.

Cái gì làm cho các cơ bắp co thắt khi nuốt? Thanh thực quản có những thần kinh phản xạ, khi thức ăn xuất hiện, nó đụng vào thành thực quản và kích thích dây thần kinh khiến cho cơ bắp co bóp, cứ thế mà đẩy thức ăn đi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình