Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Suốt cuộc đời, chúng ta giữ mãi một lớp da như thế nào?

Da gồm có hai mô. Một lớp là một thớ dày hơn gọi là bì. Trên lớp này có một lớp tế bào mỏng hơn gọi là thượng bì.

Thượng bì không có mạch máu. Thật ra, thượng bì được cấu tạo bằng những tế bào chết. Chỉ có lớp dưới cùng của những tế bào này sống và nhận được chất dinh dưỡng. Những tế bào này rất bận rộn vì đảm trách công tác sinh sản. Những tế bào của lớp sâu hơn làm sản sinh ra những tế bào thế chỗ cho sự phát triển của những tế bào thượng bì.

Những tế bào mới được đẩy dần lên bởi những tế bào lớp dưới và bị tách rời khỏi nguồn dinh dưỡng và chết. Dĩ nhiên, có sự biến đổi hoá học xảy ra trong những tế bào này và sau đó chúng biến thành chất sừng. Do đó, nửa dưới của thượng bì gồm những tế bào sinh sản, nửa dưới của thượng bì sẽ chết và biến thành chất sừng.

Lớp da trên cùng bị tách rời cùng lúc với lớp da sản sinh ở dưới. Cho nên, da chúng ta sản sinh hàng tỉ tế bào mới hằng ngày, đồng thời cũng thải ra hàng tỉ tế bào chết. Bạn có để ý, hằng đêm khi cởi vớ, có những tế bào chết dính trên đó tiến trình này tiếp tục, không gián đoạn, do đó ta thấy da của ta trẻ mãi năm này sang năm khác. Như vậy, chúng ta đâu có giữ mãi một lớp da suốt đời, chúng ta luôn luôn thay đổi da mới.

Đó là lý do tại sao những vết bẩn trên da như mực, mỡ, iốt, hắc ín hay rỉ sét, tất cả đều biến mất rất nhanh. Lớp da trên rụng đi, lớp mới thay thế. Có ba mươi lớp tế bào sừng, cho nên khi một lớp cũ rụng đi, lớp mới thế chỗ ngay. Những tế bào da loại này không bao giờ cạn kiệt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình