Hầu hết chúng ta chỉ có ý tưởng mơ hồ rằng trong nội tạng của ta có những “cuộn”, trong đó “cuộn ruột” – một cái “hàng lang” dài mà thức ăn phải đi qua trong quá trình tiêu hoá – là đáng ngạc nhiên nhất. Nhưng ít ai hiểu một cách rõ ràng, tường tận cách thức vận hành của ruột non ra làm sao.
Chiều dài của ruột động vật tùy thuộc vào loại thực phẩm mà loại động vật đó ăn. Ruột của động vật ăn thịt thì ngắn hơn vì trong quá trình tiêu hoá, nó có ít việc phải làm hơn. Thực phẩm – thịt là chủ yếu – tự nó, đã làm một phần công việc của quá trình tiêu hoá rồi. Những động vật ăn nhiều rau được cho là có bộ ruột dài hơn bộ ruột của động vật ăn nhiều thịt. Bộ ruột sống của con người có chiều dài vào khoảng 3m. Nhưng khi người chết, ruột mất tính đàn hồi, do đó giãn dài ra tới 8,5m.
Hầu hết thành ruột đều làm bằng sợi để ruột non có thể tác động vào thực phẩm khi thực phẩm đi qua. Ruột cũng tiết ra một thứ chất dịch trộn vào thức ăn. Để có thể tiết ra dịch này, ruột gồm vô số những vòng. Mỗi vòng giữ lại một chút xíu thức ăn khi thức ăn đi qua. Giữ lại và “xử lý” bằng cách làm vữa ra và tiêu hoá trong khoảng 30 phút, sau đó chuyển thức ăn cho vòng kế tiếp. Để giúp cho việc tiên hoá, thành ruột non có khoảng 20000 tuyến nhỏ. Các tuyến này tiết ra khoảng từ 5 đến 10 lít dịch tiêu hoá. Chất dịch này làm lỏng và làm mềm để thực phẩm trở thành chất sểnh sệt.
Bằng một kính hiển vi phóng đại, nhìn vào thành ruột, ta sẽ thấy thành ruột không trơn láng, trái lại nom như lát nhung. Đó là vô vàn vô số mao trạng ruột. Chính các mao trạng này ra lệnh cho các tuyến tiết dịch tràng, đồng thời các mao trạng này cũng góp phần vào quá trình tiêu hoá thực phẩm.
Thực phẩm chưa được tiêu hoá bởi dịch vị sẽ được tiêu hoá tiếp tục do các vi khuẩn sống ở phần ruột dài nhất được gọi là “không tràng”, giai đoạn này trong quá trình tiêu hoá được gọi là phân rã hoặc thúi rữa. hàng tỉ tỉ vi khuẩn sẽ làm phân rã thức ăn còn “thô, cứng” như vỏ trái cây chẳng hạn, đồng thời hấp thu dưỡng trấp mà cơ thể cần.
Trên đây chỉ là khái lược cách thức và quá trình tiêu hoá. Cơ quan tiêu hoá rất phức tạp và là một trong những cơ quan kỳ diệu nhất của cơ thể ta. Nó có khả năng biến thức ăn – gồm rất nhiều thứ, loại khác nhau – thành dưỡng chất để nuôi toàn bộ cơ thể |