Để cơ thể ta nó có thể thực hiện các chức năng của nó thì ta phải cung cấp cho nó năng lượng. Năng lượng này bị tiêu hao trong quá trình đốt cháy. Nhiên liệu cho sự đốt cháy này là thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Kết quả của sự đốt cháy ấy trong cơ thể tất nhiên không phải là những ngọn lửa ngùn ngụt hay sức nóng bừng bừng mà là một nhiệt độ âm ỉ, đều đặn (liên tục) và vừa phải. Có những chất trong cơ thể ta có nhiệm vụ chủ yếu là kết hợp oxy với nhiên liệu theo cách thức đúng đắn và đều đặn “ như đã quy định”.
Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người vào khoảng 37 độ C. Cơ thể duy trì nhiệt độ đó bất chấp nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu. Việc này thực hiện được là nhờ một trung tâm báo nhiệt ở não. Thật ra trung tâm này gồm ba trung tâm khác nhau: trung tâm điều hoà nhiệt độ máu, trung tâm nâng nhiệt độ máu khi nhiệt độ này xuống thấp, trung tâm hạ nhiệt độ máu khi nhiệt độ này lên quá cao. Khi nhiệt độ máu hạ thấp thì hậu quả sẽ ra sao? Một bộ phận của hệ thần kinh sẽ khởi động. Một vài tuyến sẽ tiết ra cá phân hoá tố (enzyme) để tăng cường sự oxy hoá trong bắp thịt và gan, nhờ đó thân nhiệt tăng lên. Cũng vậy, lượng máu tiếp cho các tế bào sát với da cũng bị giảm nhiệt do bị bức xạ. Lúc đó, chính những tuyến (hạch: gland) ở da sẽ tiết ra các chất béo để giữ thân nhiệt lại. Khi thân nhiệt bị xuống quá thấp, ta tự nhiên run lẩy bẩy. Sự run rẩy này là kết quả của thân nhiệt bị xuống thấp quá nên bộ phận báo nhiệt thấp ra lệnh cho cơ thể run lênh để tăng nhiệt độ.
Nếu thân nhiệt tăng lên quá cao thì trung tâm báo nhiệt cao ra lệnh bằng cách làm giãn các mạch máu tiếp cận với da để nhiệt bức xạ nhiều hơn và lẹ hơn và dễ dàng hơn. Sự kiện bốc hơi nước của cơ thể là cách hạ nhiệt độ mau lẹ. Khi nước bốc hơi có nghĩa là nó đã lấy đi nhiệt lượng từ nơi nó bốc hơi |