Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bằng cách nào xương bị gãy, dập lại lành lặn được?

 

Xương của ta cứng đến nổi phải ngạc nhiên khi nó bị gãy. Xương có thể chịu lực nhiều hơn viên gạch gấp 30 lần. Xương cứng nhất trong cơ thể con người là xương ống chân. Nó có thể chịu được lực nặng tương đương với 1.800kg! Tuy nhiên, khi bị đụng chạm mạnh xương có thể bị gãy. Mỗi loại xương gãy đều được đặt cho một tên riêng tùy theo xương bị gãy. Nếu xương bị nứt dưới phần trục bị bể và phần còn lại bị cong thì gọi là “infraction” (bể xương). Nếu xương bị gãy rời (complete break) thì gọi là “simple fracture” (gãy rời). Nếu xương bị gãy thành hai hơn mảnh thì gọi là “comminute fracture) (gãy vụn). Nếu xương gãy là rách da nát thịt thì gọi là “gãy phức” (compound frature). Chữa (hàn, “vá”) một cái xương gãy cũng giống như ta “chữa” một khúc xúc xích bị gãy vậy.

Những mảnh phải sắp đặt lại cho đúng khớp với chỗ gãy kia. Tuy nhiên khác với việc gắn lại khúc xúc xích bị gãy là khi sắp đặt lại, gắn lại xương bị gãy, ông bác sĩ không dùng tới bất cứ thứ keo dán nào. Các vết bị gãy sẽ có các mô liên kết xương làm cho chúng liền lại với nhau.

Khả năng hàn gắn của các mô xương thật là kỳ diệu. Khi xương bị gãy thì xương và các mô mềm quanh chỗ gãy bị tách rời nhau và bị hại. Mô nào bị thương tổn thì sẽ chết đi. Toàn thể khu vực đó xương vỡ và những mô mềm được bao lại bằng cục máu đọng và bạch huyết. chỉ vài giờ sau khi xương bị gãy thì những tế bào liên kết mới đã bắt đầu xuất hiện ở các mảnh vỡ đó, để bước đầu tiến hành việc hàn gắn. Những tế bào này đã mau lẹ được nhân rộng ra và chứa đầy chất calcium. Chỉ nội trong 72 đến 96 giờ đồng hồ sau khi xương bị gãy, khối tế bào này đã tạo thành mô nối liền các mảnh vỡ lại với nhau. Thêm nhiều calcium được tụ lại trong các mô mới được hình thành này. Và chất calcium được tụ lại trong các mô mới được hình thành này. Và chất cacium sẽ giúp cho việc tạo ra các xương cứng để rồi từ từ trong vòng vài tháng xương lại được gắn liền với nhau như trước.

Khi xương bị gãy người ta thường “bó bột”. Mục đích là để giữ cho xương bị gãy không cử động để các mô xương có thể âm thầm làm việc, nhờ đó các mảnh vỡ được ăn khớp với nhau

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình