Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Tại sao con người lại có lông, tóc?

 

Người thuộc động vật có vú. Và tất cả động vật có vú đều có lông (mao). Trường hợp các động vật khác, ta thấy rõ vai trò bộ lông của chúng như thế nào rồi. Chức năng chủ yếu của bộ lông là gìn giữ thân nhiệt.

Lông của các súc vật miền nhiệt đới bảo vệ chúng khỏi ánh nắng mặt trời thiêu đốt. Bờm của một vài súc vật bảo vệ cái cổ của nó. Lông con nhím là phương tiện tự vệ trước kẻ thù. Nhưng con người cần lông để làm gì?

Khi vừa lọt lòng mẹ, toàn thân hài nhi được phủ một lớp lông tơ rất mượt. Khi lớn lên, lớp lông tơ đó lần lần biến thành lớp lông to cứng hơn. Sự phát triển của lớp lông được điều hoà bởi một vài tuyến có chất hormone đặc biệt. Nơi đàn ông, hormone này tạo ra lông trên thân thể, trên mặt và trì hoãn sự phát triển thường xuyên của tóc. Nơi phụ nữ thì hormone này tác động ngược lại: lông trên thân thể và mặt ít hay hầu như không phát triển mạnh trong khi đó tóc trên đầu lại phát triển mạnh hơn. Sự khác biệt trong việc phát triển lông và tóc nơi người nam và người nữ được coi là “ biểu hiện thứ của phái tính” tức là một cách để phận định phái tính. Râu của một người không có nghĩa người ấy là đàn ông mà còn cho người đó có dáng vẻ oai nghi, bệ vệ.

Chrles Darwin cho rằng trong quá trình tiến hoá, phát triển, con người cần có lông trên thân thể để cho con người có thể thoát mồ hôi và rũ nước mưa. Lông ở một và chỗ đặc biệt trên cơ thể như lông mày, lông mi, lông tai, lông mũi… để giúp cho những chỗ lõm ( hốc) này khỏi bị bụi lọt vào

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình