Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bạn biết gì về cơ quan khứu giác?

 

Chúng ta hít vào và cảm thấy, ngửi thấy một cái gì đó, điều này xem ra cũng bình thường và đơn giản thôi. Nhưng bạn nên biết rằng quá trình ngửi thấy mùi và toàn thể vấn đề liên quan đến đến mùi thật ra cũng rắc rối lắm.

So với nhiều loài vật thì cơ quan khứu giác của con người phát triển kém lắm. Cơ quan khứu giác của con người chủ yếu là mũi và đây cũng là nơi tiếp nhận các “tín hiệu” của mùi. Cơ quan khứu giác của chúng ta nhỏ xíu hà, mỗi lỗ mũi may lắm thì vừa lọt đầu ngón tay út.

Cơ quan này là một màng nhầy chứa tế bào thần kinh. Những tế bào này lại được bao quanh bằng các sợi thần kinh và được giữ cho ấm nhờ một tuyến nhầy. Qua những tế bào có những sợi lông nhỏ mọc che hốc mũi. Đầu mút ngoài của các sợi lông này được phủ một lớp tế bào chất béo. Nếu những sợi lông này không được phủ lớp tế bào chất béo đó và bị khô thì mùi sẽ bị “điếc”, nghĩa là sẽ chẳng ngửi thấy mùi gì cả. Khi ta hít thở bình thường thì luồng không khí không đụng chạm đến vùng cảm giác thuộc khứu giác. Bở vậy, đối với những mùi thoang thoảng thì ta phải hít hít mạnh mới ngửi thấy. Hít hít mạnh khiến cho không khí tác động hay nói đúng hơn là đưa không khí đến vùng cảm giác cần thiết (đến đúng chỗ).

Chất mà tra ngửi phải tan vào chất béo ở đầu lông mũi thì ta mới cảm thấy. Chính vì lý do đó mà khi mùi hương toả ra rồi, một lát sau, ta mới ngửi thấy mùi. Bởi vậy, các chất muốn cho ta thấy mùi của nó thì chất đó phải có khả năng bay hơi và phải hoà tan được vào chất béo ở đầu những sợi lông mũi. Một chất được gọi là “có mùi” nghĩa là có thể ngửi thấy được tùy thuộc ở vài nhóm nguyên tử của mùi, nghĩa là tùy thuộc vào công thức hoá học của nó. Mỗi mùi có công thức hoá học riêng. Chỉ cần một số lượng rất nhỏ chất có mùi kích thích cơ quan cảm giác là ta ngửi thấy rồi.

Tại não có một trung tâm nhỏ để tiếp nhận “tín hiệu” từ những thần kinh ở mũi truyền về và trung tâm này sẽ cho ta biết ta ngửi thấy mủi gì (thơm hay thối…)

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình