Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Tốc độ của tư duy là bao nhiêu?

 

Phải chăng tư duy – một ý nghĩ, một tư tưởng “nảy” ra – diễn ra theo một tốc độ cực lẹ? Thời xa xưa, người ta tin như vậy. Nhưng nay thì ta biết rõ lịch trình diễn tiến hình thành một ý nghĩ, nghĩa là biết “tốc độ” của nó.

Trước hết, ý nghĩ là một xung lực phải chạy suốt một quãng đường theo sợi thần kinh trong cơ thể ta và ta có thể đo được chính xác tốc độ của cuộc chạy “marathon” này của ý nghĩ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ này lại rất chậm. Tốc độ của xung lực thần kinh chỉ vào khoảng 248km/giờ. Điều này có nghĩa là người ta có thể gởi một tín hiệu từ nơi này đến nơi kia bên ngoài cơ thể với tốc độ nhanh hơn từ phần bộ phận này đến bộ phận kia chính trong cơ thể. Truyền thanh, truyền hình, điện thoại… đều truyền tín hiệu nhanh hơn thần kinh của ta. Nếu truyền tín hiệu bằng thần kinh từ Nem York đến Chicago chẳng hạn thì sẽ đến chậm hơn cả giờ đồng hồ nếu so với tivi, radio hay điện thoại.

Một cái gì đó xảy ra nơi đầu ngón chân của ta chẳng hạn thì cũng phải chút xíu sau đó óc mới nhận được tín hiệu. Nếu một ông khổng lồ có cái đầu nằm ở bang Alaska (cực Bắc của Hoa Kỳ) còn đầu ngón chân chạm vào Nam Phi bị cá mập đớp đứt đầu ngón chân (của ông ta) vào sáng thứ hai thì mãi đến sáng thứ tư óc ông ta mới hay tin. Nếu ông ta quyết định rút chân ra khỏi biển thì cả tuần sau ông ta mớ rút ra được.

Cũng phải nói thêm là tùy từng loại “tín hiệu” mà ta phản ứng theo từng tốc độ khác nhau. Đối với âm thanh, ta phản ứng nhanh hơn đối với ánh sáng, phản ứng với ánh sáng mạnh nhanh hơn ánh sáng mở, với màu đỏ nhanh hơn màu trắng, với cái khó chịu nhanh hơn cái dẽ chịu. Hệ thần kinh của mỗi người cũng có những tốc độ khác nhau nữa. Có người phản ứng nhanh, có người phản ứng chậm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình