Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bằng cách nào ta giữ được thăng bằng cơ thể trên hai chân?

 

Ta đã biết thân thể ta không đối xứng (theo chiều dọc). Thế tất ta phải nghiêng (mất thăng bằng) về phía yếu hơn, ngắn hơn (cẳng). Thế mà ta vẫn đứng thẳng được và giữ được thăng bằng khi di chuyển. Giữ được thăng bằng khi đứng thẳng và khi đi là một trong những xảo thuật kỳ diệu mà ta phải h5c tập mới làm được. Và, may thay, ta lại có thể học tập được.

Nếu có một vị khách thuộc một hành tinh khác, và vị khách này thuộc loại di chuyển bằng tứ chi đến thăm chúng ta, chắc hẳn vị khách đó phải kinh ngạc khi thấy chúng ta có thể đi đứng bằng hai chân mà không bị nghiêng ngả. Nếu vị khách ấy thử cố bắt chước, tập đi đứng như chúng ta thì phải mất một thời gian đáng kể, ít ra cũng bằng thời gian chính chúng ta phải bỏ ra để tập đi, đứng thẳng, vị khách đó mới có thể đi đứng như chúng ta. Vậy, ta tập giữ thăng bằng cơ thể hồi nào vậy? Câu trả lời là hồi nhỏ ta còn nhỏ xíu. Lúc đầu ta cũng bò – di chuyển bằng tứ chi – rồi mới tập đứng, tập đi.

Khi đứng, ta thường xuyên phải giữ thăng bằng cơ thể mà đâu có để ý. Khi đi, một chân đứng yên một chân di chuyển, ta đã đè lên các khớp xương, và các bắp thịt của ta “ra lệnh” cho cơ thể của ta phải như thế này, phải thế kia… Vậy ta đâu có biết. khi đứng im, ta đừng tưởng là tất cả các bắp thịt của ta được thư giãn, nghỉ ngơi đâu. Trái lại, trong lúc ta tưởng như đứng im thôi ta cũng thấy mệt rồi. Có thể nói các bắp thịt của ta làm việc liên tục. Thực ra, đứng cũng là làm việc.

Khi đi, chẳng những ta phải thực hiện xảo thuật thăng bằng mà ta còn sử dụng hai lực tự nhiên khác để giúp chứng ta nữa. Lực thứ nhất là a`1p lực của không khí. Xương bắp đùi của chúng ta vừa khớp vừa khít với xương hông đến nổi nó tạo ra một kẽ chân không (vacuum). Áp dụng không khí trên đôi cẳng sẽ giúp để giữ cho các khớp đó được an toàn. Chính áp lực khí này cũng làm cho cẳng chân treo lủng lẳng vào thân mà không tạo ra một trọng lượng đáng kể nào ảnh hưởng đến thân. Loại lực tự nhiên thứ hai vận dụng khi đi bộ là trọng lực hay là sức kéo xuống tái đất. Khi bắp thịt nâng một chân lên (khi bước đi) thì đồng thời có một lực khác kéo chân ấy xuống và làm cho chân đó lủng lẳng như quả lắc đồng hồ, nhờ đó vận hành của chân được nhẹ và dễ dàng hơn.

Bạn hãy nhìn một người làm xiếc đi dây và giữ thăng bằng xem. Thật ra mỗi ngày đều đi dây cả, có điều thì dây phải đòi hỏi phải có xảo thuật cao hơn đi bộ cứ về bản cũng chỉ là giữ thăng bằng thân thể như đi bộ mà thôi. Nếu muốn, bạn cứ tập luyện, bạn cũng sẽ đi dây được. Tất nhiên, tập đi dây phải đòi hỏi sự tập luyện công phu, lâu dài hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình