Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Cái gì tạo ra ảo ảnh?

Hãy tưởng tượng một lữ hành trong sa mạc đang khát khô cả cổ mà nhìn thấy xa xa có một cái hồ nước trong veo, phản chiếu hàng cây bên hồ. ông ta rảo bước tiến tới “cái hồ” kia. Nhưng rồi hình ảnh cái hồ kia mờ dần đi. Cuối cùng, trước mắt ông, hồ đâu cây chẳng thấy, chỉ thấy trên trời nắng đổ lửa, dưới là biển cát trải dài tới tận chân trời. Hình ảnh cái hồ nước mà người lữ hành nhìn thấy phía xa xa kia – tuy là ngay trước mắt - thật ra chỉ là ảo ảnh.

   Cái gì đã tạo ra ảo ảnh? Đó là cái trò tinh quái mà thiên nhiên đã bày ra trước mắt để lừa gạt ta chơi vậy thôi. Nhưng thiên nhiên cũng chỉ có thể chơi cái trò ấy khi có một số điều kiện nhất định trong khí quyển. Trước hết, nênhiểu rằng phải có một vật thật – một cái hồ có bóng cây soi mình trên nước là một cái hồ có thật – thì mới có một vật ảo (hay ảo ảnh). Và chỉ thấy ảo ảnh khi ánh sáng của vật thật ấy “đập” vào mắt ta. Thông thường, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Vậy, nếu ta nhình quá về phía xa, ta chỉ nhìn thấy những vật ở phía bên trên.

   Ta trở lại cái trò lừa gạt bằng ánh sáng của khí quyển. Nhiệt làm cho không khí giãn nở. Trong sa mạc, lớp không khí sát với mặt cát nóng bỏng bị “giãn”, bị “loãng” hơn lớp không khí phía bên trên. Lớp không khí bên trên đóng vai tấm gương (kiếng soi). Đối vật - tức là vật thật – có thể ở ngoài tầm mắt ta, nó nằm đâu đó phái dưới chân trời. Nhưng những tia sáng chíêu từ vật thật phản chiếu lên, gặp lớp không khí “đặc” hơn phía bên trên, sẽ bị khúc xạ (phản xạ). Tia phản khúc xạ đó đập vào mắt ta. Do đó, ta thấy vật thật như thế nó ở phái bên trên chân trời nhưng trong tầm mắt ta. Thật sự là ta đang nhìn thấy “hình ảnh” của vật thật chứ không phải là nhìn thấy chính vật thật. Nếu ánh sáng phản chiếu một hồ nước, ta sẽ nhìn thấy “hình ảnh” hồ nước. Nếu ánh sáng phản chiếu một lâu đài, ta sẽ nhìn thấy “hình ảnh” một lâu đài trong một tấm gương lớn làm bằng… không khí.

   Chẳng cần phải vào tận sa mạc mới thấy được ảo ảnh. Vào một buổi trưa nắng, trên quốc lộ, bạn thấy đoạn đường phía xa xa trước mắt hình như bị ướt. Trời nắng chang chang, mưa ở đâu ra? Ảo ảnh đó bạn! Cái mà bạn nhìn thấy “ươn ướt” thật ra chỉ là ánh sáng từ bên trên đã bị không khí nóng trên mặt đường khác xạ nên ta tưởng nó nằm ngay trên mặt đường. Ở ngoài biển cũng có thể có ảo ảnh. Mà ảo ảnh ở ngoài biển mới là kỳ quái: ta thấy con tàu đang lướt sóng trên trời! Trường hợp này là không khí nằm phái bên trên mặt biển lạnh (mát) hơn lớp không khí bên trên. Con tàu ở xa khuất phía dưới chân trời có thể được nhìn thấy do ánh sáng từ con tàu bị lớp không khí phía bên trên khúc xạ và truyền đến mắt ta.

   Một trong những ảo ảnh nổi tiếng nhất thế giới thường diễn ra ở eo biển Messina. Cả thành phố Messina phản ánh lên trời khiến ta nhìn thấy thành phố ấy như đang ở trên trời. Người Ý gọi hiện tượng này là FataMorgana - đặt theo tên của Morgan Le Fay, một nàng tiên quỷ quái – đã tạo ra ảo ảnh này

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình