Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Cái gì khiến ta cảm thấy đói?

Khi cơ thể ta cần lương thực thì nó bắt đầu đòi hỏi. Nhưng bằng cách nào ta biết mình cảm thấy đói.? Trí não ta nhận được tin báo “đói” do thân xác chuyển cho như thế nào và ra lệnh cho cảm giác đói hoạt động như thế nào?

   Đừng tưởng hễ khi nào bao tử ta rỗng là ta cảm thấy đói như nhiều người lầm tưởng. Trẻ sơ sinh ra đời với cái bao tử rỗng, vậy mà trong nhiều ngày, nó vẫn không có cảm giác đói.

   Cảm thấy đói bắt đầu khi chất dinh dưỡng trong máu bị tiêu hao. Khi mạch máu thiếu các chất này thì một tín hiệu sẽ được gởi cho khu “báo đói” của não. Trung tâm “báo đói” này hoạt động giống như một cái thắng (brake) đối với bao tử và ruột non. Bao lâu máu còn tạm đủ chất dinh dưỡng thì trung tâm “báo đói” còn tạm hoạt động tà tà nghĩa là nó ít có quấy rầy bao tử và ruột non. Nhưng khi chất dinh dưỡng trong máu đã bị tiêu hao nhiều thì trung tâm báo đói hoạt động mạnh hơn và do đó nó cũng “quậy” bao tử và ruột non nhiều hơn. Đó là lý do khiến ta thấy cồn cào và sôi bụng khi đói.

   Khi đói, cơ thể ta chỉ đòi lương thực - bất cứ loại lương thực nào chứ không đòi hỏi đặc sản nào - miễn là lương thực ấy có chất dinh dưỡng. Nhưng cảm giác ngon sẽ làm cho ta không cảm thấy thoả mãn cơn đói với chỉ một loại thực phẩm, nhất là thực phẩm đó lại không ngon đối với ta. Chẳng hạn dù đói thì đói nhưng nếu ta chỉ ăn thuần có một thứ thực phẩm là khoai lang không thôi thì cũng khó nuốt lắm.

   Nếu ta ăn “súp” với một khối lượng tàm tạm, sau đó ăn thêm thịt, rau, thức ăn tráng miệng thì dù khối lượng súp, thịt, rau, thức ăn tráng miệng nhiều hơn khối lượng khoai lang nhưng nó lại cho ta cái cảm giác “no” hơn, dễ chịu hơn. Ta có thể nhịn ăn trong bao lâu? Tuỳ mỗi người! Một người trầm, ít hoạt động thì có thể nhịn ăn lâu hơn một người “nhanh nhẹn”, hoạt động nhiều, bởi khối lượng protein dự trữ trong cơ thể một người trầm, ít hoạt động thì tiêu hao chậm hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình