Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Da là cái gì?

 

   Khi nghĩ tới cơ thể con người, ta thường tưởng rằng chỉ có tim, gan, não… mới là “cơ quan”. Vì chúng có những công việc phải làm, và quả thậ là chúng đã làm những công việc đó. Nhưng, có bao giờ ta cho rằng da cũng là một cơ quan không?

   Trong khi các cơ quan khác trong cơ thể thì cố để thu gọn trong một khoảng không gian tối thiểu cần thiết thì da lại dảna càng mỏng càng hay để làm thành một cái áo bao bọc hết các cơ quan kia. Trung bình cái áo ấy che kín một diện tích là 1,5m2. Con số các cơ cấu phức tạp trên mỗi cm2 này thật “chóng mày chóng mặt”, nó bao gồm từ cơ cấu tuyến mồ hôi cho đến các đầu dây thần kinh.

   Da bao gồm hai lớp mô. Một lớp dày hơn nằm dưới gọi là bì (hay nội bì) lớp trên gồm các mô nhuyễn hơn gọil biểu bì. Hai lớp này dính với nhau theo kiểu rất đáng lưu ý. Lớp nội bì có những cái mao mạch nhô lên, đâm lên lớp trên và lớp trên uốn theo gai để ôm chặt lấy mao mạch. Nhờ vậy, hai lớp dính chặt vào nhau. Lớp mao mạch này được xếp đặt gợn sóng theo kiểu mẫu mà ta có thể nhìn thấy rõ ở một vài nơi trên da của ta. Trên đầu các ngón tay là rõ nhất. Nó chính là các dấu tay.

   Lớp ngoài cùng của da - tức là lớp biểu bì – không có mạch máu. Nó gồm lớp tế bào mà khi chết đi sẽ bíên thành “lớp sừng”. Có thể nói, cơ thể con người được bao bọc bằng một lớp sừng. Lớp sừng này rất hữu ích vì nó bảo vệ ta khỏi đau. Nước cũng không làm gì được nó và nó lại là chất cách điện tốt. 

   Tuy nhiên phần dưới cùng của lớp biểu bì tức là sinh tầng (assise generatrice) thì lại rất sống động. Công việc của nó là sản xuất không ngừng ra các tế bào mới. Lớp tế bào mới sinh này sẽ đẩy tế bào mẹ (tế bào già) lên phái trên. Khi bị tách khỏi nguồn thực phẩm, các tế bào mẹ bị chết và trở thành chất sừng.

   Hàng ngày có hàng tỉ tế bào sừng lớn trên bị chết và bị tróc ra. Nhưng may thay lại cũng có hàng tỉ tế bào mới sinh ra để thay thế. Nếu tế bào sừng không chịu tróc ra thì lâu ngày chắc cơ thể ta bị bao bằng một lớp sừng cứng ngắc, ta không cười, nói, mở mắt, nhắm mắt và cử động tay chân được. Nhưng nếu tróc ra mà không được thay thế thì lớp da sẽ không còn lớp sừng để bảo vệ nữa, thân thể ta sẽ bị thương tổn nặng. Chính nhờ quá trình chết, hoá sừng bong ra, được thay thế mà da của ta luôn luôn “trẻ” và “tươi”.

   Có tới 30 lớp tế bào sừng trên da. Dù bạn có ở sạch sẽ mấy đi chăng nữa, cứ cách ngày bạn tắm, kỳ cọ trên da, bạn vẫn thấy có cáu ghét. Đó chính là một phần tế bào sừng bị bong (tróc) ra.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình