Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bốn đại gia tộc của vương quốc tế bào là những gia tộc nào?

Cơ thể con người sở dĩ được gọi là vương quốc tế bào vì nó được cấu tạo bởi 1 triệu tỷ tế bào. Nhưng cơ thể con người tuyệt nhiên không phải là nơi chồng chất hỗn loạn các tế bào, mà do bốn “gia tộc” tế bào tuân theo một thứ tự nghiêm ngặt tạo thành các cơ quan, các cơ quan lại hợp thành các hệ thống lớn là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ thần kinh và hệ sinh sản.

Mỗi “gia tộc” tế bào đều có những đặc điểm sau: số lượng tế bào nhiều, kích thước, độ dài bằng nhau, khả năng giống nhau, đều do một chất giữa các tế bào (gọi là chất cách tế bào) liên kết lại với nhau. Những đặc điểm này có thể chứng minh rằng các “ gia tộc” tế bào là một tập hợp rất nhiều các tế bào có hình dạng, chức năng tương tự, được liên kết lại bởi chất cách tế bào. Sinh vật học gọi chúng là tổ chức. Bốn “gia tộc” tế bào trong cơ thể người chính là bốn tổ chức lớn: tổ chức thượng bì, tổ chức kết đế, tổ chức bắp thịt và tổ chức thần kinh.

“Gia tộc” lớn thứ nhất là tổ chức thượng bì. Tổ chức thượng bì bao phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể và mặt trong các ống và khoang trong cơ thể người. Các tế bào sắp xếp khít chặt với nhau, chất cách tế bào ít. Đây là một “gia tộc” tế bào lớn có chức năng đoàn kết chống vi trùng xâm nhập hay các vật bên ngoài gây tổn hại đến tế bào.

“Gia tộc” thứ 2 là tổ chức kết đế. Tổ chức kết đế bao gồm nhiều loại được phân bố rộng rãi trên cơ thể người.ví dụ như các tổ chức xương, tổ chức tuyến bã nhờn dưới da, bắp thịt gồm gân và mạch máu v.v… đều thuộc tổ chức kết đế. Đặc điểm nổi bật của nó là sự phát triển của chất cách bào. đây là một “gia tộc” tế bào đa chức năng như: duy trì, liên kết, bảo vệ và nuôi dưỡng v.v….

“Gia tộc” thứ 3 là tổ chức cơ bắp. Đặc điểm của tổ chức này là mỗi tế bào đều có khả năng co duỗi gây sự vận động. Người ta căn cứ vào độ co duỗi, hình dạng và sự phân bố các tế bào để phân chúng thành 3 loại: tế bào cơ nhẵn, tế bào cơ ngang và tế bào cơ tim.

“Gia tộc” thứ 4 là tổ chức thần kinh. Thành viên chủ yếu của tổ chức này là các tế bào thần kinh (hay còn gọi là nơron thần kinh). Đặc điểm của các nơron thần kinh là thu nhận kích thích, gây ra hưng phấn và dẫn chuyển hưng phấn. Đây là một “gia tộc” tế bào nhạy cảm, có khả năng thông tin ưu việt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình