Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xương cứng như thế nào?

Trong thế giới tự nhiên, đá kim cương là cứng nhất, bền chắc nhất. Nhưng qua khảo sát của các nhà khoa học, họ phát hiện ra rằng, trên mỗi cm2 diện tích một miếng xương có thể chịu đựng được áp lực là 2100kg, mỗi cm2 đá kim cương chịu được áp lực 1350kg, mỗi cm2 gỗ chịu áp lực là 454kg, kết quả là xương giành được chức vô địch về bền dai, đá kim cương chiếm vị trí á quân, đứng hàng thứ ba là gỗ.

Tại sao xương lại cứng hơn đá kim cương được? Điều kỳ diệu là ở chỗ kết cấu của xương. Quan sát kết cấu của một khúc xương dài, nó do màng xương, chất xương và tủy xương cấu tạo thành. Trong đó chất xương là kết cấu then chốt để xương cứng cáp. Xung quanh chất xương và phần giữa của xương là cốt mật chất, nó có khả năng chịu lực cao. Cốt mật chất của xương rất dày, cho nên thân xương cứng, không cong không gãy, có tác dụng như đòn cân. Chất xương ở hai đầu của khúc xương gọi là chất xương xốp, nó có hình dạng như tổ ong, do những “cây đà” xương bé nhỏ hình dạng giống cây kim với kích cỡ không bằng nhau, xốp, sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành. Các nhà vật lý học phân tích, loại kết cấu này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý lực học. Dựa vào những “cây đà” bé nhỏ sắp xếp theo hướng vòng cung, phân tán đều khắp kết cấu xương, khiến nó có thể gánh vác được khối lượng lớn. Xương đặt biệt là khúc xương dài ở tứ chi, ở giữa rỗng hình ống. Có người đã làm một thực nghiệm như sau, họ lấy những ống sắt rỗng và đặc có độ dài bằng nhau đem so sánh. Họ phát hiện ra rằng ống sắt rỗng không chỉ nhẹ mà còn chịu được trọng lượng lớn. Từ đây có thể thấy, kết cấu của xương vô cùng hợp lý.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình