Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Vai trò của ruột già như thế nào?

Thức ăn trong nhà máy “595” qua 3 phân xưởng tiêu hoá, các chất dinh dưỡng của nó được hấp thụ, còn lại là cặn bã ăn không thể tiêu hoá được. Những bã thức ăn này từ ruột non chuyển ra, đi vào xưởng phân-ruột già. Ruột già dài 1,5 mét, trông giống như khung thành bóng đá (8)đang vây quanh khúc ruột non uốn lượn. Phần đầu của ruột già là ruột thừa, nó nằm phía dưới chỗ ruột non tiếp giáp ruột già. Đoạn dưới của ruột thừa có cái đuôi dài nhỏ, đây mới chính là ruột thừa.

Trong ruột già không có tuyến tiêu hoá, không có khả năng tiết ra dịch tiêu hoá, cho nên không có tác dụng tiêu hoá. Nhưng ngoài việc hấp thu lại lượng nước và muối vô cơ trong cặn bã ra, ruột già còn có thể thông qua một số vi khuẩn ký sinh trong ruột già sử dụng lại chất cặn bã để tạo nên một số vitamin B và vitamin K. Ruột già còn sử dụng một số vi sinh vật để phân giải các chất cặn bã thành phân đồng thời sinh ra thể khí có mùi thối. Thể khí này nếu thải ra ngoài qua hậu môn chính là rắm. Phân và thể khí trong ruột già chứa một chất độc đối với cơ thể, cho nên chúng ta nên tạo thói quen đi lại tiện theo giờ nhất định. Cũng nên chú ý uống nhiều nước phòng bệnh táo bón

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình