Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Các sự cố nào thường gặp ở hệ tiêu hoá?

Nhà máy gia công thực phẩm chính là hệ tiêu hoá, một khi nó bị trục trặc, có nghĩa là hệ tiêu hoá bị bệnh. Hệ tiêu hoá có thể phát sinh nhiều loại bệnh, thường gặp là bệnh viêm gan, kiết lị và viêm dạ dày-ruột … v.v…

Viêm gan là do loại siêu vi (virus) gây nên, vì thế giới y học gọi là viêm gan siêu vi. Viêm gan có 2 loại là viêm gan A và viêm gan B, rồi lại phân ra làm hai loại bệnh vàng da và bệnh không vàng da, tình trạng bệnh cũng có 2 loại: bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. Loại bệnh này thường gặp, thường nảy sinh ở thành thị, cùng lúc ở cùng khu vực.viêm gan A thường lây lan qua đường ăn uống; viêm gan B chủ yếu lây lan qua đường truyền máu và tiêm chích cùng ống kim tiêm. Một người khi mắc bệnh viêm gan, thường bắt đầu có các bệnh chứng như sốt nóng. Bệnh nhân cảm thấy chân tay rã rời, không thèm cơm, đặc biệt không thích thức ăn có nhiều dầu mỡ. Có bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng buồn nôn, táo bón, bụng trương to. Nếu là bệnh viêm gan vàng da, người bệnh phải lo chữa cho khỏi, đừng để bệnh phát trầm trọng hoặc tái phát nhiều lần biến thành mãn tính. Cho nên một khi bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm gan, nhất định phải tận dụng thời gian chữa trị. Do bởi viêm gan là bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân phải được cách ly tuyệt đối, những dụng cụ hoặc bát đũa bệnh nhân dùng xong phải được tiệt trùng cẩn thận, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn với những người khoẻ mạnh.

Kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do loại vi khuẩn hình que gây nên trong ruột. Bệnh này có thể xuất hiện quanh năm, nhất là trong mùa hè và mùa thu. Khi nhiễm bệnh, bắt đầu là bụng đau quặn từng cơn, tiếp theo là đi tả, mới đầu một ngày đi từ 3 đến 5 lần, sau đó số lần đại tiện từ từ tăng lên, đồng thời có cảm giác mệt lả. Bệnh nặng còn phát sốt cao, tiêu ra máu… v.v… Khi bị kiết lị phải nhanh chóng đến bệnh viện chữa trị, nếu không rất nguy hiểm cho tính mạng hoặc trở thành bệnh lị mãn tính, rất khó chữa khỏi.

Viêm dạ dày-ruột thường gọi là tiêu chảy. Nguyên nhân bị bệnh này chủ yếu là do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn que hoặc virus đường ruột; thứ đến là ăn uống không cân đối. ở tuổi thiếu niên nhi đồng hệ tiêu hoá phát triển chưa hoàn chỉnh, chất acid trong dạ dày và dịch tiêu hoá bài tiết ít hơn so với người trưởng thành, đồng thời, hệ thần kinh cũng chưa hoàn thiện, nếu như ăn quá no hoặc quá đói, và khi ăn những thức ăn có chất kích thích…v.v… Đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày-ruột.viêm dạ dày-ruột chia thành hai loại cấp tính và mãn tính, loại cấp tính tương đối thường gặp.viêm ruột-dạ dày lại có 2 loại: viêm dạ dày đơn thuần và viêm ruột đơn thuần.viêm dạ dày đơn thuần và viêm ruột đơn thuần.viêm dạ dày đơn thuần chỉ nôn mửa, không đi tả; viêm ruột đơn thuần chỉ đi tả, không ói mửa. Thông thường bệnh viêm dạ dày ruột có thể chẩn đoán bước đầu qua hình dạng phân và mùi thối.viêm dạ dày-ruột chủ yếu do khuẩn que trong ruột già làm thức ăn của chất protêin thối rữa, thức ăn chứa đường lên men là tác nhân gây bệnh. Thường bệnh viêm dạ dày-ruột phát bệnh rất nhanh, đau bụng đột ngột, sau đó là các hiện tượng ói mửa, đi tả. Phần lớn những thứ ói ra là thức ăn chưa được tiêu hoá, đi tiêu ra nhiều nước, một ngày tiêu hoá có đến mười mấy lần. bệnh nặng có thể đe doạ tính mạng, nên đưa đến bệnh viện chữa trị.

Kiết lị, viêm dạ dày-ruột đều là bệnh về đường tiêu hoá, loại bệnh này đi từ miệng vào, vì vậy để phòng chống bệnh tiêu chảy có nhiều cách, ví dụ: làm tốt vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý vệ sinh thực phẩm; tạo thói quen tốt rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi dại tiện, không ăn những thực phẩm biến chất, rửa thật sạch rau quả ăn sống; dụng cụ nhà bếp thường xuyên được khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi. Ngoài ra, đề phòng bệnh kiết lị chủ yếu phải cách li với bệnh nhân, xử lý tốt phân của bệnh nhân. Dự phòng bệnh viêm dạ dày-ruột còn phải đắp mềm khi ngủ, tránh bị lạnh bụng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình