Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao người ta gọi tim là “cái bơm của sự sống”?

Quả tim nằm trong lồng ngực, ở vị trí 2 là phổi, hơi lệch sang bên trái về phía dưới. Nó to khoảng bằng một nám tay. Sở dĩ tim nhận được danh hiệu cao quí “cái bơm của sự sống” là vì nó có bố cục hoàn hảo đến kinh ngạc.

Màng ngoài tim đóng vai trò bảo vệ bao bọc lấy mặt ngoài của quả tim, thành tim do cơ tim tạo nên. Bên trong bị một thành ngăn thành 2 bộ trái, phải không thông nhau, giống như một gian phòng bị ngăn đôi. Hai phần trái và phải của tim đều bị các van tim chia thành 2 khoang trên và dưới thông nhau, giống như gian nhà nhỏ có tầng trên và tầng dưới. Như vậy, trong tim có 4 khoang, trên lầu có 2 khoang gọi là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải; dưới lầu có 2 khoang gọi là tâm thất trái và tâm thất phải.

Thành của tâm nhĩ trái, đoạn trên và đoạn dưới có tĩnh mạch khoang trên và tĩnh mạch khoang dưới thông với nhau, đây là nơi tập hợp của các tĩnh mạch trên toàn thân. Giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải có 3 cái van gọi là van tam tiêm, giống như 3 cánh cửa nhỏ có thể đóng mở được, nhưng nó chỉ có thể mở về phía tâm thất phải. Tâm thất phải có một lối ra thông với động mạch phổi. Tại chỗ thông nhau này có 3 van hình bán nguyệt, gọi là van động mạch phổi. Nó chỉ có 3 thể mở về hướng động mạch phổi mà thôi.

Tâm nhĩ trái là nơi máu từ phổi trở về, có 4 tĩnh mạch phổi thông với nó. Chỗ tâm nhĩ trái và tâm thất trái thông nhau có 2 cái van gọi là van nhị tiêm. Nó chỉ có thể mở hướng về tâm thất trái.

Thành tâm thất trái dày nhất, cơ tim phát triển. Trong cơ thể động mạch chủ to thô nhất, nó bắt đầu ở tâm thất trái, chỗ khởi đầu cũng có 3 cái van hình bán nguyệt, gọi là van động mạch chủ.van động mạch chủ chỉ có thể mở về phía động mạch chủ.

Qua sự tìm hiểu của chúng ta và kết cấu của tim, ta thấy rằng cái bơm của sự sống bên trái và bên phải không thông nhau, bốn khoang trên dưới thông nhau tạo thành tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm thất trái. Nó thông qua tâm nhĩ phải để nối liền với khoang động mạch trên và dưới; thông qua tâm thất phải nối với động mạch phổi; thông qua tâm nhĩ trái để thông với tĩnh mạch phổi; thông qua tâm thất trái để thông với động mạch chủ. Bất kỳ tại lối thông nhau nào cũng đều có van làm cánh cửa, và chỉ mở ra theo một hướng nhất định. Chỉ có bố cục như thế mới bảo đảm máu từ khắp cơ thể chảy về tâm nhĩ phải; máu ở tâm nhĩ phải chảy vào tâm thất phải, từ tâm thất phải thông qua động mạch phổi đến phổi; máu ở là phổi qua tĩnh mạch phổi chảy vào tâm nhĩ trái, máu ở tâm nhĩ trái chảy vào tâm thất trái; máu ở tâm thất trái đi vào động mạch chủ rồi chạy đến toàn thân. Tuyệt đối không có hiện tượng máu đi ngược trở lại. Kết cấu tim khoa học đến tuyệt vời!.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình