Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Nhiệm vụ của hồng cầu là gì?

Trong tuyến hàng hải dài vạn dặm này, tổng lượng máu lưu động ước chiếm 8% thể trọng của một người bình thường. Một người thể trọng là 60 cân, tổng lượng máu ước chừng 4,2-4,8 lít. Thực sự thì không thể so sánh với con sông cuồn cuộn, nhưng năng lực vận chuyển của máu ngược lại làm cho sông Hồng, sông Cửu Long phải kính sợ. Đấy là bởi vì máu có một đội quân vận chuyển hùng hậu-hồng cầu.

Hồng cầu rất nhỏ, đường kính không quá 7-8à, phải dùng kính hiển vi mới có thể thấy được nó. Hình dạng của nó giống như cái bánh tròn, giữa hai mặt bị lõm vào. Số lượng hồng cầu nhiều đến kinh ngạc. Một người có tầm vóc trung bình, trong máu có ít nhất 25 vạn ức (25x1012 ) hồng cầu. Nếu nối chúng lại thành một chuỗi có thể quấn 3 vòng xung quanh quả đất. Trong 1 giọt máu khoảng bằng hạt gạo đã có đến mấy trăm vạn hồng cầu. Trong hồng cầu hàm chứa huyết sắc tố, do có sự tồn tại của huyết sắc tố cho nên hồng cầu trở thành tay “bốc dỡ” khí oxy rất cừ khôi. Khi máu đang chảy qua mao mạch huyết quản của là phổi, hồng cầu liên kết đối với khí oxy; Khi máu chảy đến khắp các mao mạch huyết quản trên thân thể, để oxy lại cho tổ chức tế bào sử dụng. Sau cuộc hành trình vạn dặm và để lại khí oxy, nó lại không nệ hà gian khổ khoác lên mình khí CO2, tiếp cuộc hành trình trở về phổi. Tới phổi nó bỏ khí CO2 lại, rồi lại mang oxy đi. Hồng cầu là như vậy đó, nó có số lượng cực nhiều và cũng là đội quân vận chuyển với hiệu quả cực cao.

Hồng cầu trong quá trình vận chuyển của mình thường không phân biệt đâu là bạn đâu là thù, cho nên gặp phải những tổn thất rất nghiêm trọng, nguyên nhân là do huyết sắc tố. Khi hồng cầu gặp CO (oxid carbon), không kịp phân biệt liền tự mang chúng bên mình. Cũng do bởi lực tác dụng lẫn nhau giữa hồng cầu và CO cao hơn lực tác dụng lẫn nhau giữa hồng cầu và oxy 270-300 lần, vì vậy lúc này hồng cầu đã mất đi khả năng vận chuyển dưỡng khí. khi hồng cầu mang CO tới trạm giao dịch giữa mao mạch tế bào và tổ chức tế bào, vì không có được dưỡng khí, tế bào sẽ đối mặt với cái chết. Chúng ta nói đây là trúng độc của khí CO hay trúng độc khí gas

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình