Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nhiệm vụ của mũi là gì?

Hiện nay tivi, cassette, tủ lạnh, máy hút bụi, máy tăng ẩm, máy sưởi ngày càng được nhiều gia đình sử dụng. Máy hút bụi có thể hút bụi thảm, bụi trên tường và các dụng cụ gia đình, tránh được việc sử dụng chổi quét, phất trần tạo thành đám bụi bay trong không khí. Máy tăng ẩm và máy sưởi có thể thay đổi độ ẩm và độ ấm của giang phòng, cũng làm sạch không khí. Bộ phận khởi đầu của đường hô hấp cũng có tác dụng như máy hút bụi, máy tăng ẩm và máy sưởi-nó chính là cái mũi của chúng ta. Trong mũi có khoang mũi, trong khoang mũi phía ngoài có rất nhiều lông nhỏ, được gọi là lông mũi. Bề mặt sống trong khoang mũi là một tầng niêm mạc, lớp này có thể tiết ra niêm dịch. Mọi người điều biết như thế này, sau khi quét dọn nhà cửa nếu dùng khăn lông ngoáy lỗ mũi thì nhất định khăn sẽ đen, nước mũi xì ra cũng đen nốt. Thế thì những bụi đất màu đen này ở đâu ra nhỉ?. Hoá ra là trong quá trình hít khí vào, một số bụi bị lông mũi cản lại, số khác bị niêm mạc của khoang mũi tiết ra niêm dịch dán dính lại, chúng ta thường hay nói nước mũi, thực ra nó chính là niêm dịch của niêm mạc khoang mũi. Niêm dịch này ngoài việc có thể quết dính bụi bặm và vi trùng hít vào từ không khí, còn có tác dụng bảo vệ và duy trì khoang mũi luôn ẩm ướt. Trong niêm mạc khoang mũi còn chứa số mao mạch huyết quản đáng kể, máu không ngừng lưu thông trong huyết quản, máu toả ra nhiệt lượng có thể làm cho không khí lạnh được hít vào ấm lên. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng không khí lạnh -70C sau khi qua khoang mũi được khoang mũi sưởi ấm lên tới 250C. Từ đây có thể thấy, chúng ta bảo mũi vốn có tác dụng như máy hút bụi, máy tăng ẩm, máy sưởi thật chẳng nói quá chút nào. Cũng chính vì khoang mũi phát huy tác dụng như máy hút bụi, máy tăng ẩm và máy sưởi mới có thể làm cho không khí lạnh giá, khô khan mà cơ thể chúng ta hít vào trở nên ấm áp, tinh khiết, giảm bớt các kích thích cho đường hô hấp và phổi. Thế nên chúng ta nhất thiết phải bảo vệ mũi.

Phải làm thế nào để bảo vệ mũi?

 1. Không nên ngoáy mũi, ngoái mũi là một thói quen xấu. Dùng tay ngoáy mũi dễ dàng để vi trùng trên ngón tay chui vào trong khoang mũi. Do bởi niêm mạc huyết quản trong khoang mũi rất nhiều nên là nơi thuận tiện để vi trùng sinh sôi, dễ dàng dẫn đến viêm niêm mạc hoặc sinh ra lở loét nhỏ v.v… Nếu da tay thô nháp hoặc móng tay quá dài khi ngoáy dễ làm niêm mạc vỡ, gây chảy máu.

2. Không nên tuỳ tiện rửa mũi, có người sau giờ lao động hay khi rửa mặt, thích dùng 2 ngón tay vọc nước rửa ngoáy khoang mũi. Làm như vậy không thích hợp với yêu cầu vệ sinh. Bởi vì như vậy dễ dàng để vi khuẩn và bụi bặm tiến sâu vào trong mũi, dẫn đến viêm tai giữa và niêm hốc mũi.

3. Không nên nhổ lông mũi: lông mũi có tác dụng lọc bụi và vi trùng. Có người để làm đẹp đã nhổ phăng cả chân lông mũi, như vậy, khoang mũi sẽ mất đi tác dụng bảo vệ phổi, đã vậy lại dễ dàng sinh lở loét. Nếu lông mũi dài quá, có thể cắt bớt phần lòi ra ngoài một chút là được.

4. Khi cần thiết cũng rất nên đeo khẩu trang nhưng trong môi trường bình thường, tốt nhất không đeo khẩu trang để mũi rèn luyện sức chịu đựng với không khí nóng lạnh, nâng cao khả năng thích ứng, tăng cường sức đề kháng. Khi phải tiếp xúc với người mang bệnh truyền nhiễm và khi phun thuốc trừ sâu nên đeo khẩu trang để bảo vệ khoang mũi, đề phòng bị lây nhiễm bệnh và hít phải thuốc trừ sâu độc hại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình