Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Tại sao chúng ta mắc tiểu?

Nước tiểu sau khi được thận chế tạo nhờ ống dẫn niệu từ từ được đưa vào hồ nước bẩn-bàng quang-tạm thời cất giữ.

Cái hồ nước bẩn - bàng quang này, nằm trong khoang chậu, phía dưới khoang bụng. Thành bàng quang tương đối dầy, chủ yếu do cơ phẳng cấu thành, cho nên tính đàn hồi cao. Nó có thể tạm thời cát giữ 350-500 ml nước tiểu. Khi đã chứa đầy nước tiểu, hình dáng của bàng quang giống như một quả đào lộn ngược, đầu nhọn hướng lên, cuống chúc xuống. Phần tương đương với cuống của quả đào là cửa niệu đạo, gọi là cơ thắt niệu đạo, bình thường cơ thắt niệu đạo co lại, khiến cho cửa niệu đạo đóng chặt, ngăn chặn không cho nước tiểu dự trữ trong bàng quang có thể tuỳ tiện thoát ra ngoài.

Tính bàng hồi của bàng quang có hạn độ nhất định. Khi nước tiểu được dự trữ tới một lượng nhất định, thành bàng quang nhận được kích thích của áp lực nước tiểu, thông qua điều khiển của hệ thống thần kinh, đặc biệt là tác dụng điều khiển của đại não, sinh ra cảm giác muốn đi tiểu, đại não hạ lệnh mở cửa niệu đạo - cơ thắt co lại, khiến cho cửa niệu đạo càng đóng càng chặt hơn. Đại não lại ra lệnh cho cơ bàng quang co mạnh, cơ thắt của niệu đạo giãn ra, cửa cống mở ra, lúc này cơ bụng cũng góp sức co lại, nước tiểu trong bàng quan dưới áp lực lớn như thế, thông qua niệu đạo cứ thế mà tuôn ra

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình