Hệ thần kinh trung ương là bộ tư lệnh tối cao trong cơ thể, do não và tuỷ xương sống cấu tạo thành. Não lại do đại não, tiểu não, gian não, trung não, cầu não và hành tuỷ tạo nên. Nó thống soái hoàn toàn hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên, điều tiết khống chế các hoạt động của cơ quan này với các cơ quan khác.Ví dụ: khi vận động mạnh, không riêng hệ thống vận động - xương cốt và cơ bắp tăng cường vận động; tim cũng đập nhanh hơn, phổi cũng hô hấp gấp gáp hơn. Một ví dụ khác: khi bạn đang đi bộ bình thường, theo thứ tự chi trên đong đưa và chi dưới di chuyển được tiến hành xen kẽ và có trật tự, như thế bước đi của bạn mới vững vàng, mạnh mẽ. Trên sân vận động một vận động viên thể thao hoặc vận động viên nhảy cầu nước, trong một thời gian ngắn anh ta có thể hoàn thành động tác phức tạp vô cùng đẹp mắt. Võ sĩ quyền Anh trong nháy mắt có thể tấn công dồn dập, chính xác vào chỗ hiểm của đối phương. Tất cả các hoạt động này đều đặt dưới sự ra lệnh và chỉ huy của đại não, thông qua hệ thần kinh khống chế các cơ quan trong cơ thể để hoàn thành các hoạt động. Đại não thao túng bộ hệ thần kinh, không chế toàn bộ cơ thể, đúng là một vị lãnh đạo tối cao đầy quyền năng.
Con người là kẻ thống trị trên trái đất, đó là nhờ công lao của đại não. Trong thế giới động vật, không có đại não của bất kỳ một loại động vật nào có thể so sánh với đại não của người. Đại não người phát triển nhất.
Đại não người do hai bán cầu não hợp thành. Giữa chúng được nối liền bằng thể chai. Ngoài mặt của bán cầu đại não là một lớp chất xám, gọi là lớp vỏ đại não. Bề mặt của lớp vỏ đại não có vô số rãnh, gò lồi lên lõm xuống. Những rãnh gò này tạo nên cho lớp vỏ đại não một diện tích ước khoảng một trang báo loại bình thường, có thể dung nạp 14.000.000.000 tế bào thần kinh. Các khu vực khác nhau trên vỏ đại não thi hành những chức năng khác nhau, quản lý những vị trí khác nhau của cơ thể, chúng ta gọi những khu vực chức phận này là trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh có vai trò khá quan trọng, bao gồm: trung khu vận động thân thể, trung khu cảm giác thân thể, trung khu ngôn ngữ, trung khu thị giác và thính giác v.v…
Ví d?: vì bán cầu đại não quản lý cơ thể mang tính đối bên, trung khu vận động thân thể bán cầu đại não phải chi phối vận động của cơ bắp bên trái. Trung khu cảm giác thân thể của bán cầu đại não phải tiếp nhận cảm giác của da, các thịt các nơi bên trái, cho nên khi mình và tứ chi bên trái tê liệt, thường thì trung khu vận động thân thể bán cầu đại não phải hoặc các cơ quan thần kinh có quan hệ với nó liền sinh mệnh.
Trước mắt rất nhiều nhà khoa học đang mô phỏng chức năng của đại não, chế tạo ra máy điện tử, để người máy thay con người làm nhiều việc hơn nữa. Đại não - viên quan tư lệnh của cơ thể người - có cấu tạo vô cùng phức tạp mà cô cùng chính xác, tỉ mỉ. Quy tắc hoàn thành công tác chỉ huy có hiệu quả của nó cũng đang được nghiên cứu. Cũng có thể nói như thế này, đại não là cơ quan còn nhiều câu đố bí hiểm nhất trên cơ thể con người. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về nó nhìn con báo qua ống tre (ý nói cách nhìn bị hạn chế-ND), chỉ thấy đốm của nó. Dự tính vào thế kỷ XXI, khoa học nghiên cứu về đại não sẽ trở thành mục tiêu chính. Tới lúc đó, năng lực của máy điện toán trên một phương diện nào đó sẽ vượt xa bộ não co người.
Vị trí lãnh đạo tối cao - đại não - trải qua trọn ngày làm việc căn thẳng, tới tối cần được nghỉ ngơi. Đối với đại não mà nói, giấc ngủ là cách nghỉ ngơi có hiệu quả nhất. Đây là vì tế bào thần kinh của đại não đã tiêu hao chất dinh dưỡng vào ban ngày, trong quá trình ngủ nó có thể bù đắp được đầy đủ; đồng thời, lớp vỏ của đại não và các bộ phận của tế bào thần kinh đạt được sự nghỉ ngơi thoải mái nhất, giải trừ được mệt mỏi của cả ngày. Nếu một người bình thường mất ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và công tác. Nhi đồng và thanh thiếu niên, hệ thống thần kinh tuy hoàn thiện nhưng vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành, càng nên bảo đảm cho giấc ngủ được đầy đủ. Như vậy, mỗi ngày ngủ bao nhiêu lâu thì mới được coi là hợp lý?. Nguyên tắc là tuổi càng nhỏ yêu cầu thời gian ngủ càng nhiều. Bình thường người trưởng thành mỗi ngày phải có 8 tiếng để ngủ; học sinh trung học mỗi ngày cần phải ngủ 8-9 tiếng; học sinh tiểu cần phải ngủ 9-10 tiếng. Ngoài ra trong tình trạng lao động thể lực hoặc dùng đầu óc quá nhiều, thời gian ngủ cũng nên tăng lên cho thích hợp. Mỗi ngày sau bữa cơm trưa, tốt nhất nên có một khoảng thời gian ngắn để ngủ, nhất là mùa hè nên sắp xếp một thời gian nhất định để ngủ trưa. |