Cơ thể được cấu thành bởi các cơ quan, ví dụ: tim phổi, gan, thận v.v… dưới sự điều tiết, chi phối của hệ thần kinh, chúng phối hợp qua lại, thi hành các chức năng đặc biệt của mình một cách nhịp nhàng, không cơ quan nào có thể thay thế cho cơ quan nào được. Nếu một cơ quan nào đó sinh bệnh, khi chức năng của nó giảm sút hoặc mất hết khả năng, sinh mạng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. Trước kia, rất nhiều bác sĩ tài giỏi cũng phải bó tay trước những bệnh nhân loại này, chỉ còn biết đợi cái chết đến với họ.
Theo đà phát triển của khoa học ngày nay, trình độ y học của một số nước đạt tới bước phát triển đáng kinh ngạc, có thể cắt bỏ bộ phận nào đó trong cơ thể đã mất khả năng có thể gây ra tử vong để thay thế một bộ phận cùng loại khỏe mạnh hơn. Bộ phận thay thế này không những có thể tồn tại trong một cơ thể mới một cách bình thường. Sinh mạng của người bệnh nhờ vậy mà được cứu vãn. Trong y học gọi là phương pháp trị liệu này là phương pháp cấy ghép. Phạm vi của các cơ quan cấy ghép bao gồm: tim, liên hộp tim phổi, thận, gan, tế bào tụy tạng…v.v… Ca ghép tim thành công trên thế giới được tiến hành tại Nam Phi vào tháng 12 năm 1967. Đến tháng 12 năm 1986 trên toàn thế giới đã có 4006 lượt cấy ghép tim. Trong kỷ thuật cấy ghép các bộ phận cơ thể, ghép tim khá phức tạp. Cho nên thành công trong việc cấy ghép tim cũng đánh dấu sự phát triển của khoa học hồi sức tim mạch đã đạt tới trình độ cao. Đây cũng là con đường sống cho bệnh nhân tim mạch |