Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Bạn có biết về cấu tạo cơ thể người?
 

Cấu trúc của cơ thể người phát triển từ một tế bào trứng được thụ tinh. Cấu trúc cơ thể người gồm các phần chính cần biết như sau: 1. Bộ xương: Bộ khung cứng gồm các xương nối tiếp với nhau tạo thành hình dạng cơ thể, bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan và mô mềm của cơ thể tạo nơi bám cho các cơ quan và làm thành một hệ thống đòn bẩy thiết yếu cho chuyển động. Có tất cả 206 xương trong cơ thể; chia thành bộ xương trục (gồm đầu và thân) và bộ xương phụ (gồm các chi). 2.Sọ: Bộ xương của đầu và mặt gồm tất cả 22 xương. Sọ có thể chia thành hộp sọ bao bọc não và mặt, ba gồm cả hàm dưới. Hộp sọ gồm tám xương, xương trán, xương đính (hai) tạo thành vòm hộp sọ và được tạo thành bởi hai lớp mỏng xương đặc có một lớp xương xốp ở giữa (tủy sọ). Các xương còn lại là xương bướm và xương sáng tạo thành một phần đáy hộp sọ.

Mười bốn xương tạo thành mặt là các xương mũi, xương lê, xương xoắn mũi dưới, xương hàm trên, xương gò má, xương vòm miệng (mỗi loại hai xương), xương lá mía, xương hàm dưới. Tất cả các xương sọ, trừ xương hàm dưới nối với nhau bằng các khớp bất động. Sọ có các xoang dành cho mắt và mũi và một lỗ mở lớn ở đây (lỗ chẩm) để dây cột sống đi qua. 3. Cơ: Mô có các tế bào có khả năng co lại, sinh ra chuyển động hay lực. Trong cơ có các cơ chế chuyển năng lượng do các phản ứng hóa học thành năng lượng cơ học. Các chức năng chính của cơ là các chuyển động cơ thể, giữa vị trí cơ thể chống lại trọng lực gây ra chuyển động ở các cấu trúc bên trong cơ thể, và làm thay đổi áp suất hay sức căng của các cấu trúc trong cơ thể. Có ba loại cơ: cơ vân nối bộ xương; cơ trơn thấy trong các mô như dạ dày, ruột và các mạch máu; và cơ tim thấy trong thành tim.

4. Da: Bên ngoài cơ thể được bao bọc bởi da. Da gồm một lớp ngoài gọi là biểu bì. Dưới bì có một lớp mô mỡ. Da có nhiều chức năng. Biểu bì bảo vệ cơ thể không bị tổn thương và các ký sinh xâm nhập. Biểu bì cũng giúp ngăm cho cơ thể không bị mất nước. Việc kết hợp các lông có thể dựng lên được, các tuyến mồ hôi và các mao mạch trong da tạo thành một phần cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi cơ thể quá nóng,nhiệt độ toát đi bằng cách ra mồ hôi và giãn các mao mạch. Khi cô thể quá lạnh, các tuyến mồ hôi không hoạt động, các mao mạch co lại, và lông dựng lên để giữ một lớp không khí trên biểu bì. Da cũng hoạt động như một cơ quan bài tiết (bằng cách tiết mồ hôi) và như một giác quan (vì có những thụ thể nhạy cảm với nhiệt, lạnh, sờ, và đau, lớp mỡ dưới bì có thể hoạt động như một nguồn dữ trữ thực phẩm và nước. 5. Circulatory system hệ tuần hoàn (hệ tim mạch): Tim có hai mạng lưới mạch máu tuần hoàn thể (đại tuần hoàn) và tuần hoàn phổi (tiểu tuần hoàn). Hệ tim mch tác động lên sự tuần hoàn của mạch máu quanh cơ thể, nó chuyên chở chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến các mô và lấy đi các chất phế thải. 6. Nervoussystem Hệ thần kinh : một mạng lưới lớn các tế bào, chuyên hóa để chuyên chở thông tin (dưới dạng các xung lực thần kinh), đến và đi trong cơ thể. Não và dây cột sống cùng tạo thành hệ thần kinh trung ương, các mô thần kinh còn gọi là hệ thần kinh ngoại biên và gồm hệ thần kinh tự trị, hệ này chia thành các hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Đơn vị hoạt động căn bản của hệ thần kinh là nơrôn (tế bào thần kinh). 7. Respiratory system hệ hô hấp: Hệ hô hấp tập hợp các cơ quan và mô liên quan đến sự thở. Hệ hô hấp gồm xoang mũi, họng, thanh quản, khí quản và phổi, và cũng gồm cả mô hoành, và các cơ khác liên hệ đến chuyển động thở.

Quá trình hô hấp là tiến trình trao đổi khí giữa một cá thể và môi trường. Điều này gồm cả ngoại hô hấp bao gồm sự thở, trong đó oxy được nhận vào các mao mạch ở phế nang và carbon dioxide được phóng thích ra khỏi máu, và nội hô hấp, trong đó oxy được phóng thích cho các mô và carbon dioxide được hấp thu vào máu. Máu là moi trường cyên chở các khí gữa phổi và các tế bào mô. Thêm vào đó, máu còn chứa một sắc tố hemoglobin có áp lực đặc biệt với oxy. Một khi đã vào trong tế bào, oxy được dùng trong các tiến trình chuyển hóa dẫn đến việc sản sinh năng lượng, nước và các chất thải (gồm cả carbon dioxide).

8. Digestion sự tiêu hóa: Là tiến trình trong đó các thực phẩm ăn vào được phân hóa trong ống tiêu hóa thành dạng các mô cơ thể đồng hóa được. Tiêu hóa bao gồm các tiến trình cơ học như nhai, khuấy, và nghiền thức ăn, cũng như các hoạt động hóa học do các men tiêu hóa (enzyme) và các chất khác (mật, acid...). Tieu hóa hóa học bắt đầu trong miệng dưới tác động của nước bọt trên thực phẩm nhưng hầu hết xẩy ra trong dạ dày và ruột non là nơi thực phẩm chịu tác động của dịch vị, dịch tùy, và dịch trắng. Tại hổng tràng (jejunum) và hồi tràng (ileum) rụot non tiếp tục tiêu hóa và hấp thu phần lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ruột già hoàn tất quá trình tiêu hóa, tái hấp thu nước vào cơ thể và thải ra chất cận bả là phân. Cơ thể muốn được khỏe mạnh phải duy trì nước và các muối với tỷ lệ thích đáng. Quá trình ấy gọi là điều hòa thấm thấu (osmoregulation). 9. Osmosis sự thấm thấu: Là sự di chuyển của dung môi từ một dung dịch ít đậm đặc sang một dung dịch đậm đặc hơn qua một màng bám thấm. Điều này đưa đến sự cân bằng nồng độ giữa hao dung dịch. Trong cơ thể sống, dung môi là nước và màng tế bào hoạt động như mộ màng bán thấm, và tiến trình thẩm thấu giữ một vai trò quan trọng trong kiểm soát, phân phối nước. Áp suất thẩm thấu của một dung dịch là áp suất nhờ đó nước rút vào dung dịch qua một màng bám thấm. Dung dịch càng đậm đặc (tức có chứa nhiều phân tử chất hòa tan), áp suất thẩm thấu càng lớn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình