Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Cấu tạo con người
Các van phổi và van động mạch chủ nằm ở đâu?

 

Cả hai bên của quả tim bơm máu cùng một lúc. Khi tâm thất phải co thắt lại và gởi máu đi đến phổi, thì tâm thất trái cũng co thắt và ép đẩy máu đến các bộ phận của cơ thể. Chu kỳ hoạt động của tim có hai giai đoạn: tâm thu và tâm trương. Tâm thu xảy ra khi các tâm thất co thắt. Tâm trương là giai đoạn khi các tâm thất duỗi ra và tâm nhĩ co thắt. Một chu kỳ hoàn chỉnh của sự co thắt và duỗi ra gọi là một chu kì tim tạo thành một nhịp tim. Trong mỗi chu kì tim, các van tim đóng và mở. Các van tim đóng tạo ra phần lớn âm thanh lụp bụp của một nhịp tim. Các bác sĩ có thể nghe được âm thanh này bằng một dụng cụ gọi là ống nghe. Khi các tâm thất co thắt, van hai lá và van ba lá đóng lại, tạo ra âm thanh thứ nhất(1). Ngay tức thì sau khi các van đóng lại thì áp suất trong các tâm thất đẩy các van động mạch chủ và các van phổi mở ra (2). Sau khi co thắt chấm dứt, áp suất trong các tâm thất sụt xuống(3). Các van phổi và van động mạch chủ khi đó đóng lại, gây ra phần lớn âm thanh của tim(4).

Tim

Tim của một người trung bình đập khoảng 60 đến 80 lần một phút khi nghỉ nghơi. Mỗi nhịp đập gửi đi khoảng 2 ounce rưỡi máu từ mỗi tâm thất. Có nghĩa là, lúc nghỉ nghơi tim bơm khoảng 2 gallons rưỡi máu mỗi phút

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình