Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trong việc sản xuất giống cây ăn trái, nhà vườn nên dùng phương pháp nhân giống nào? Tại sao?
Tùy theo loại cây ăn trái, việc nhân giống thường áp dụng một trong hai kiểu:
- Nhân giống hữu tính (trồng từ hột): Thường dùng trên măng cụt và xoài (nhất là xoài Bưởi), nhờ các phôi vô tính phát triển nên cây con hoàn toàn giống mẹ. Kiểu trồng hột không nên áp dụng trên các giống cây ăn trái khác vì dễ làm cây con không còn thuần giống như cây mẹ.
- Nhân giống vô tính: áp dụng cho hầu hết cây ăn trái, có nhiều kiểu nhân giống:
+Nuôi cấy mô và vi ghép: Thường được các cơ quan nghiên cứu áp dụng để nhân giống nhanh các loại cây ăn trái sạch bệnh (nhất là các bệnh do virus hay vi khuẩn lây lan từ cây mẹ).
+ Giâm cành: cho cây con chậm phát triển, rễ ăn bàng trên mặt đất nên chỉ hợp với vùng có liếp thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Thường gặp ở các loại cây: Oåi, mận, xơ ri, chanh,…
+ Chiết cành: Tương tự như giâm cành, nhưng cây mọc nhanh hơn. Cây con nhân giống bằng cách này ứng dụng tốt ở đồng bằng sông Cửu Long với thủy cấp gần mặt liếp (0,6 – 1m) nhờ hệ thống rễ mọc ngang. Kiểu nhân giống này gặp ở các loại cây: Cam, quít, chanh, bưởi, nhãn, xoài, sầu riêng, xa bô, mận, ổi…

+ Tháp (ghép): Với kiểu ghép cành hay tháp đọt, cây gốc tháp có thể còn non (6-9 tháng tuổi). Tháp mắt (ghép “ bo”) cần có gốc già tuổi hơn (1-2 năm). Phương pháp nhân giống này thường gặp trên hầu hết các loại cây ăn trái, và cũng dùng để đổi giống trên các vườn cây đã trồng các giống không đạt yêu cầu. Để cây mọc tốt, nên chọn các gốc tháp phù hợp với vùng trồng. Thí dụ: Bộ rễ mọc mạnh và sâu cho vùng đất cao, khô hạn; gốc tháp chịu phèn mặn, úng (hay kháng thối rễ) cho các vùng đất có vấn đề

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình