Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Giống Nông nghiệp
Tại sao khi nhân giống cây ăn trái người ta thường chọn phương pháp tháp cây? Có bao nhiêu kiển tháp hiên nay trên các loại cây ăn trái ở miền Nam?
Tháp (ghép) cây là phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay ở miền Nam. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
+ Nhân giống khá nhanh nhờ sử dụng ít nguồn nguyên liệu lấy từ cây mẹ đầu dòng.
+ Mau cho trái (thường từ 2-4 năm) từ khi trồng đến khi thu hoạch đợt trái đầu tiên.
+ Giữ nguyên các đặc tính (tốt và xấu) lấy từ cây mẹ.
+ Chọn được các giống có tính chống chịu tốt với môi trường (phèn, mặn, úng, hạn…) hay sâu bệnh (thối rể, chảy mũ gốc…) giúp cây sinh trưởng tốt hơn trên đất có vấn đề hay bệnh phá hại.
-Nhược điểm: Gốc tháp cho rễ ăn sâu không hợp với đa số vườn cây ở đồng bằng sông Cửu Long vì thuỷ cấp trong mương vườn quá gần mặt đất (0,5-0,8m). cần xén tỉa rễ cọc (rễ cái), tạo nhiều rễ bàng nếu trồng cây ăn trái có thuỷ cấp cạn.
Có 3 phương pháp tháp thường áp dụng ở các tỉnh phía Nam:
+ Tháp mắt (ghép bo, tháp xương, tháp chữ U, T): Gốc tháp từ mẹ (1-2 năm tuổi)được ghép các mầm, áp dụng cho cam, quýt, bưởi, xoài, mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm, dâu, nhã, bòn bon, mít, me…
+ Ghép niêm: Nêm gốc tháp (4-6 tháng tuổi) vào nhánh nhỏ cành mẹ và treo. Thường gặp ở sầu riêng, táo, măng cụt, xoài, me, xa bô.
+ Ghép ngọn: Góc tháp (4-6 tháng tuổi) được ghép với phần ngọn vừa trưởng thành của cây mẹ. Thường gặp ở xoài, sầu riêng, táo,nhã…
Các kiểu tháp khác (áp, yên ngựa, luồn vỏ, bắt cầu…) đều ít phổ biến ở miền Nam.

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình