Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh?

Bệnh chàm là một trường hợp dị cứng gây nên những vùng da bị ngứa đỏ, tróc vẩy. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ còn bú mẹ và thường đỡ dần khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Khi bạn thấy bé có những triệu chứng sau có thể bé đã bị chàm thể tạng: Má trẻ ửng đỏ, có mụn nước, trẻ hay bị ngứa, lấy tay giụi mắt, gãi má. Nhưng bạn yên tâm, bệnh xảy ra có đợt tng8 lên, có đợt dịu đi không cần chữa trị gì cả. Do đó bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau để giúp đỡ bé :

- Giữ bé ở môi trường thích hợp, tránh nóng và ẩm quá vì khi đó trẻ dễ ra mồ hôi, bệnh nặng thêm.

- Nên cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, không để trẻ chơi hay bò trên thảm len.

- Tã lót, quần áo của trẻ phải dùng vải thô, không dùng vải pha nylon, len dạ.

- Sau khi tắm cho bé nên thoa em làm ẩm da không mùi.

- Nên tránh cho bé dùng các thức ăn gây dị ứng như sữa bò, trứng, tôm.

- Bạn cần giữ cho bé không tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc da nứt nẻ.

- Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:chứng chàm ở con bạn lan rộng rất ngứa ngáy hay chảy nước từ vết chàm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình