Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Con tôi thỉnh thoảng hay bị lên mụn hoặc nhọt. Tôi rất ban khoan không biết khi nào tôi nên lo lắng về những mụn nhọt nguy hiểm?

Mụn là một nốt sưng đỏ nhỏ không đau. Nếu con bạn mọc mụn, đơn giản là bạn cứ coi như không có gì vì trong vài ngày mụn sẽ khỏi.

Còn nhọt là chứng nhiễm trùng da gây nên một cái u lớn, đau, rồi mưng mủ thành một đầu ngòi ở ngay chính giữa.

Nói chung, mụn và nhọt là không đáng ngại nhưng bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay, nếu mụn, nhọt của bé có những triệu chứng sau:

- Mụn sưng đỏ

- Mọc nhọt ở một chỗ khó chịu, gây đau.

- Ngòi mủ ở giữa không xuất hiện ba ngày sau khi bắt đầu nổi nhọt.

- Có những vệt đỏ lan tỏa.

- Bé thường xuyên bị nổi nhọt.

- Nếu mụn hoặc nhọt của bé không có các dấu hiệu trên, bạn có thể tự thực hiện chữa cho bé : Bạn cần rửa sạch mụn nhọt và vàng da xung quanh một cách nhẹ nhàng bằng bông gòn nhúng thuốc sát trùng. Bạn lấy gạc bang chỗ bị mụn nhọt. Nên nhớ là bạn không được nặn vì nặn có thể làm cho chứng nhiễm trùng lan rộng thêm. Khi nọt vỡ, bạn nên rửa sạch một cách nhẹ nhàng bằng bông gòn nhúng thuốc sát trùng và bang cho đến khi lành da hẳn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình