Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Một hai ngày gần đây con trai 4 tuổi của tôi bị các mụn nước chứa dịch trong suốt nhỏ li ti lan khắc người nhất là ở bàn tay, bàn chân, mặt. Ban đầu là những vết chấm hồng hơi gợn lên, ấn vào thì mất đi và rong vài giờ thì thành những mụn nước. Xin hỏi cháu bị bệnh gì?

Dựa vào các triệu chứng bạn nêu, có thể cháu bị bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ em và dễ thành dịch do virus gây ra.

Triệu chứng chủ yếu là sốt, phát ban và mụn nuco71 trên da và niêm mạc, ban mọc thành nhiều đợt cách nhau 3 – 4 ngày. Bệnh thủy đậu nói chung lành tính, nhưng cũng có thể gặp những biến chứng viêm nêm mạc miệng, âm hộ, viêm tai giữa và tai ngoài...Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt là từ 6 tháng đến 7 tuổi. Người bệnh sau khi khỏi bệnh thì miễn dịch suốt đời.

Bệnh thủy đậu hiện không có thuốc điều rị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị triệu chứng, xử lí tốt các nốt phòng, loét, đề phòng bội nhiễm và làm tốt công tác cách li người bệnh:  

- Chống ngứa cho trẻ bằng các thuốc kháng Histamin như Dimedrol 1%.

- Các nốt loét phải chấm dung dịch xanh Methylen hoặc thuốc tím, mặc quần áo mềm sạch.

- Khi trẻ bị sốt cao cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol..., uống thuốc ăn thần chống co giật.

- Cho bé ở buồng thoáng, tránh gió lùa, đề phòng biến chứng, vệ sinh răng miệng bằng nước muối, vệ sinh da, giữ không để trẻ gãi.

- Đảm bảo ăn lỏng, ấm, đủ dinh dưỡng, calo. Cách li bé tại nhà, chỉ đưa vào viện những trường hợp nặng, biến chứng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình