Cảm là một trong những bệnh thông thường nhất gây viêm mũi và viêm họng. Bệnh có các triệu chứng: Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi và hắt hơi; nhiệt độ hơi tăng; đau cổ họng; ho. Khi bé bị cảm bạn cặp nhiệt độ cho bé và cho bé uống Paracetamol để hạ nhiệt. Cho bé uống nhiều nước đặc biệt trước khi đi ngủ có thể giúp cho bé được thông mũi dễ thở ban đêm.
Cúm là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp do virus gây nên. Bệnh cúm có các triệu chứng: Sốt, nhứt đầu, đau khắp cơ thể, cảm thấy ớn lạnh, chảy nước mũi, ho. Nếu con bạn mắc bệnh cúm bé có thể tự khỏi sau 2 – 7 ngày, nếu không có biến chứng. Bạn có thể nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản hay viêm phổi sau khi bị cúm. Nếu con bạn có nguy cơ cao bị biến chứng viêm phổi sau khi mắc bệnh cúm, cho bé tiêm vacxin phòng cúm. Mũi tiêm này sẽ bảo vệ con bạn khỏi bị cúm trong khoảng một nam.
Nói chung, khi bé bị cảm hoặc bị cúm bạn có thể: Cặp nhiệt độ cho bé và cho bé uống Paracetamol để hạ sốt, cho bé uống nhiều nước đun sôi để nguội. Thoa kem bảo vệ da dưới mũi và xung quanh hai lỗ mũi b, nếu vùng đó đã trở nên đỏ hoặc đau do chảy nước mũi, lau mũi thường xuyên. Nếu bé trên một tuổi, bạn hãy xoa dầu gió có bạc hà lên ngực bé trước khi đi ngủ. Nếu bé bị cảm, bạn nên giăng đầu giường cho nệm lên cao một chút để bé dễ thở hơn. Đặt một chiếc gối nhỏ hay một cái khăn bông lớn xếp lại bên dưới nệm, sau đó đặt bé lên giường sao cho đầu và ngực hơi cao. Giữ cho căn phòng của bé được ấm áp nhưng cẩn thận đừng để cho không khí bị khô quá. Nếu có thể, bạn hãy treo một cái khăn bông ướt gần lò sưởi trong phòng của bé để làm tăng độ ẩm không khí.
Trên đây là cách xử lí bạn có thể thực hiện tại nhà khi bé bị cảm hoặc cúm. Tuy nhiên, bạn hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu con bạn dưới 1 tuổi có các triệu chứng : Sốt trên 390C; Thở rít, thở mau hay khó thở; Đau tai; Đau họng nên nuốt đau; Ho nặng; Bệnh không khá hơn sau 3 ngày. Bạn nên đưa cấp cứu ngay lập tức nếu con bạn phát băn với những đốm dẹt màu đỏ |