Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Chúng tôi có cậu con trai lên 10 tuổi nên đầu tư những gì tốt nhất cho cháu: không bắt cháu phải làm gì chỉ phải học (ngoài học các môn chính, cháu còn đi học võ, học nhạc, học vẽ). Thế nhưng gần dây cháu có vẻ không được như trước, luôn căng thẳng, cáu gắt với mọi người, và xa lánh vợ chồng tôi nữa. Tại sao lại thế?

Vợ chồng bạn nói riêng và nhiều gia đình có điều kiện nói chung đều có những quan niệm lệch lạc trong việc dạy dỗ con cái: Như chăm sóc con cái tận tình thái quá làm trẻ trở nên lười biếng, mất tính độc lập. Đẩy con vào quá nhiều hoạt động, biến thành một cái máy không có thời gian vui chơi giải trí để chúng được thoải mái về mặt tâm lí. Sau đây là một số quan điểm lệch lạc khác mà cha mẹ cần tránh trong việc dạy con cái:

Làm ngơ trước đời sống tình cảm và tinh thần của con, luôn xa cách trẻ, không dành thời gian trò chuyện, tâm sự và tìm hiểu những suy nghĩ của con. Hoặc có dạy bảo thì lại hướng dẫn mơ hồ, qua loa, măng tính chất ra lệnh. Luôn học cách đánh giá đúng con mình, không phải lúc nào cũng cho con mình là tốt nếu có sai phạm chỉ là do bọn xấu lôi kéo, nhưng cũng không quá khắt khe với trẻ, phạt con khi chưa có nguyên nhân , hay so sánh trẻ với người này người nọ tốt hơn. Ở trường hợp của bạn, không nên ép buộc cháu phải học hành nhiều quá, nên tạo cho cháu nhiều thời gian vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động tập thể, không cham lo cho cháu thái quá, hãy để cháu phát huy tính độc lập và sự mạnh mẽ của đấng nam nhi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình