Một nguyên tắc tối kị những lúc như thế là bạn đừng đối phó cơn giận của trẻ bằng sự giận dữ của chính mình. Bởi sự bực dọc của bạn sẽ có khuynh hướng làm tăng tâm trạng bực bội và gắt gỏng ở trẻ. Trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân giận dữ ở trẻ để bé hiểu rằng bạn thông cảm với cảm xúc của nó, nó sẽ dịu lại. Sau đó đưa trẻ ra khỏi môi trường đó để nó bình tĩnh lại. Khi trẻ đã bình tĩnh, bạn tìm dịp nói cho nó biết một cách cụ thể những gì nó làm khiến bạn không hài lòng và giúp bé triển khai một “kế hoạch kiềm chế cơn giận” như: đeo loa vào tai để nghe nhạc, đi ra ngoài đá bóng. Bảo trẻ viết những ý tưởng đó vào giấy và dán vào chỗ dễ thấy nhất. Bạn cũng có thể cùng với con chọn mật mã (đưa một ngón tay ra, nheo mắt, lắc đầu... ) để cho biết lúc nào trẻ đã phạm luật và nó cần một khoảng thời gian để nguôi cơn giận. Bạn và trẻ có thể sử dụng mật mã đó làm dấu hiệu khi cần ngừng cuộc đối thoại và cho phép trẻ có thời gian để tự kiềm chế chính mình |