Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Thai phụ có nên ăn thức lạnh hay không?

Đến mùa hè, 1 số thai phụ thường muốn ăn uống thức ăn lạnh. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là “thai phụ có thể ăn uống đồ lạnh trong thời kỳ mang thai không?” Trong thời kỳ mang thai, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết acid gastric giảm, nhu động của ruột và dạ dày yếu. Do đó, nó rất nhạy cảm đối với sự kích thích nóng lạnh. Nếu thai phụ ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn, trong thời gian ngắn cũng sẽ làm cho mạch máu của ruột và dạ dày đột nhiên co rút lại, quá trình tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó, dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa, trướng bụng, thậm chí dẫn đến co thắt ruột và dạ dày gây hiện tượng đau bụng kịch liệt.

Niêm mạc đường hô hấp của thai phụ như mũi, cổ họng, khí quản…thường sung huyết và có chứng phù. Nếu ăn uống đồ lạnh với lượng lớn, thì mạch máu xung huyết sẽ đột nhiên co rút lại, gây gỉm lượng máu lưu thông, có thể dẫn đến sức đề kháng cục bộ giảm, làm cho virus và vi khuẩn tiềm ẩn nhân cơ hội này xâm nhập vào đường hô hấp, dẫn đến khản cổ đau họng, ho, đau đầu…Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp, như bị chứng viêm amidan…

Mặt khác, thai nhi trong bụng cu’ng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh. Khi thai phụ uống hay ăn lượng lớn đồ lạnh, thì nhiệt độ trong bụng giảm xuống, thai nhi trong tử cung sẽ bất an, hoạt động của thai sẽ diễn ra nhiều lần. Do đó, thai phụ nên hạn chế ăn uống đồ lạnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình