Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Có nên khêu "răng ngựa" hay không ?

Có những em bé khi sinh ra hay mới sinh ra không lâu, nên lợi mọc một hạt màu trắng hình thù như hạt ngô hay hạt gạo, trông rất giống một chiếc răng nhỏ, nhưng khi dùng tay sờ thì có cảm giác như lung lay, hơi lay nhẹ là nghiêng ngả, đây chính là loại "răng ngựa" mà mọi người thường nói, hay còn gọi là răng bản.

            "Răng ngựa" là vật sừng hóa được hình thành trong quá trình răng của trẻ phát triển, do lớp da trên thừa ra không được hấp thu, tế bào tạo men bám lên trên lợi tạo thành, chứ không phải là răng. Trẻ trong quá trình bú sữa, lợi và đầu vú lợi ma sát, sau một khoảng thời gian, "răng ngựa" sẽ tự rụng. Do đó, các vị phụ huynh không phải lo lắng, cũng không cần xử lý gì cả. Có người dùng kim để khêu hay dùng vải lau đều là những việc rất sai lầm. Do niêm mạc lợi của trẻ rất non và mỏng, trong miệng của trẻ bình thường đã có vi khuẩn tồn tại, lượng nước bọt bài tiết lại ít (tương đương với 1/20 đến 1/30 của người lớn), tác dụng kìm hãm vi khuẩn và làm sạch miệng của nước bọt tương đối kém, nên rất dễ bị lây nhiễm. Vừa nhìn thấy "răng ngựa" là khêu hoặc lau sẽ rất dễ gây viêm nhiễm, nặng có thể bị sốt, mặt bỗng nhiên sưng đỏ lên, lợi bị mưng mủ, thậm chí phát triển thành viêm tủy xương xương hàm cấp tính. Một số trẻ sức đề kháng cơ thể kém còn có thể bị nhiễm trùng máu, làm trẻ đau đớn khó chịu vô cùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình