Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Trẻ em trước khi mọc răng thường hay chảy dãi là thế nào ?

Nước dãi cùng là nước bọt, ở thời kỳ mới sinh ra, lượng nước bọt bài tiết rất ít. Sau khi sinh được một tuần, một ngày đêm chỉ bài tiết được 50 đến 80ml (ở người lớn bình quân là 1000 đến 1500ml), do đó thời kỳ này không xuất hiện hiện tượng chảy nước dãi. Khi trẻ được 4 tháng, lượng nước bọt bài tiết bắt đầu tăng lên mỗi ngày đêm là từ 200 đến 400ml. Khi được 5 tháng, do thức ăn thay đổi, thức ăn bổ trợ tăng lên, kích thích của thức ăn và cảm giác ngứa khi mọc răng làm cho lượng nước bọt bài tiết tăng lên rõ rệt, mà khi đó khoang miệng của trẻ không đủ sâu, trẻ không biết nuốt vào trong, nước bọt trong khoang miệng quá nhiều sẽ không điều tiết được, gây chảy nước dãi. Đợi đến khi răng sữa mọc đầy đủ, độ sâu của miệng tăng, trẻ dần dần học được động tác nuốt vào trong để điều tiết lượng nước bọt dư trong khoang miệng, hiện tượng chảy dãi sẽ tự nhiên dư trong khoang miệng, hiện tượng chảy dãi sẽ tự nhiên mất đi. Các vị phụ huynh nên loại bỏ những lo lắng không cần thiết, kịp thời lau sạch nước dãi chảy ra, giữ cho mặt bé luôn sạch sẽ, khăn mặt lau dãi nên giữ sạch sẽ.

            Nếu trẻ sau 3 tuổi vẫn chảy dãi, hoặc bình thường không chảy dãi nhưng gần đây có hiện tượng chảy dãi, có khả năng phát sinh bệnh về khoang miệng hay các bệnh khác, lúc này nên kịp thời đến bệnh viện khám chữa

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình