Sâu răng là một loại bệnh mạn tính lưu hành trong phạm vi rộng. Nó phát sinh ở bất kể một khu vực, chủng tộc, giới tính nào trên toàn cầu, nhất là răng sữa và răng thay ở trẻ em. Theo báo cáo, tỉ lệ sâu răng sữa bình quân của trẻ em ở Trung Quốc là khoảng 55%, tuổi càng tăng thì tỉ lệ sâu răng cũng theo đó mà tăng lên, 7 - 8 tuổi là thời kỳ đỉnh điểm, có thể đạt tới khoảng 86%. Vậy tại sao nhềiu trẻ em bị sâu răng đến vậy ?
Răng ở thời kỳ nhi đồng đang trong quá trình sinh trưởng phát triển, sự canxi hóa men răng diễn ra chậm, tính chịu axit kém, lớp chất răng rất mỏng, lại chứa tương đối nhiều chất hữu cơ, sâu hại rất dễ thấm qua lớp bề mặt thâm nhập vào lớp trong hình thành ra sâu răng. Mặt khác, răng sữa bị sâu có quan hệ với ngoại hình giải phẫu của nó. Phần cổ của răng sữa hẹp, sau khi sử dụng vài năm dễ do bị mài mòn làm cho thức ăn bị mắc lại gây ra sâu. Trẻ em thường ăn những thức ăn mềm, độ dính cao, hàm lượng đường cao, rất dễ bám trên răng, sau khi lên men chua, làm cho men răng mất canxi và gây sâu răng. Ngoài ra, do thời gian ngủ của trẻ em dài nên khoang miệng thường ở vào trạng thái tĩnh, nước bọt bài tiết chậm trong khi ngủ nên tác dụng tự làm sạch kém, thêm vào đó trẻ em chưa ý thức được về sự quan trọng của vệ sinh răng miệng. Thậm chí có một số bậc cha mẹ cho rằng răng sữa đằng nào cũng phải thay, nên không chú trọng đúng mức đến nó, làm cho rất nhiều trẻ em ở độ tuổi đi học không có thói quen đánh răng, nhất là những em hay uống nước ngọt hay uống sữa cho thêm đường trước khi đi ngủ, do đó tỉ lệ sâu răng ở độ tuổi này rất cao. Do đó, chúng tôi khuyên các bậc cha mẹ nên coi trọng vấn đề răng của con cái, tạo cho trẻ thói quen tốt như đánh răng sau khi ăn, đánh răng mỗi sáng và tối, ít ăn quà vặt có đường, định kì đi kiểm tra răng miệng, làm tốt nguyên tắc không có bệnh phòng ngừa sớm, có bệnh chữa trị sớm |