Sâu răng sữa ở trẻ em, thường thường đồng thời phát sinh ở nhiều răng hoặc nhiều mặt của răng, trong các răng sữa thì tỉ lệ bị sâu của răng hàm sữa thứ hai hàm dưới là cao nhất, tiếp đến là răng hàm sữa thứ nhất, răng cửa sữa hàm trên, thứ tự sau đó là : răng hàm sữa thứ nhất, răng cửa sữa hàm trên, răng cửa sữa hàm dưới, đây là quy luật mang tính chất toàn cầu. Trong các mặt răng thì tỉ lệ sâu mặt nhai đứng số một, tiếp theo là sâu mặt bên kẽ răng và sau cùng là mặt trước. Thông thường sâu răng sữa phát triển rất nhanh. Ở thời kỳ đầu, vết sâu cục bộ chỉ là biến sắc và trở nên thô ráp, răng không đau, nên không gây được sự chú ý, nếu phát triển thêm bước nữa, khi lỗ sâu ăn đến lớp chất răng thì các kích thíchnóng, lạnh, chua, ngọt đều làm cho răng thì các kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt đều làm cho răng của trẻ bị đau, do đó một số em thường kêu đau răng khi ăn cơm. Có khi thức ăn giắt vào trong kẽ răng, dùng ngón tay hoặc tăm để lấy thức ăn ra. Khi sâu răng phát triển đến thời kỳ cuối có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây đau dữ dội, lúc đó nếu không chữa trị, tủy răng sẽ bị hoại tử, xuất hiện viêm lợi và viêm đầu chân răng, thậm chí thường xuyên phát tác làm đầu chân răng sưng, mưng mủ. Răng của trẻ đau, lợi mưng mủ, má sưng đỏ, hach bạch huyết dưới hàm sưng to và sốt. Sâu răng thời kỳ cuối và một loạt các triệu chứng kèm theo như vậy còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi răng thay ở bên dưới, nếu nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ |