Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Sâu răng sữa có cần chữa trị không ?

Có rất nhiều phụ huynh tuy thấy con mình bị sâu răng nhưng không kịp thời mang con đến bệnh viện hàn răng. Họ cho rằng răng sữa của trẻ sớm muộn cũng phải thay, hoặc trì hoãn vì tự cho rằng mình không có thời gian, hoặc vịn cớ trẻ sợ không dám chữa răng, cách nghĩ đó hoàn toàn không đúng. Trẻ em bị sâu răng sữa, nếu bỏ qua chữa trị ở giai đoạn đầu, lỗ sâu nhỏ sẽ phát triển thành to, nông phát triển thành sâu, tiếp theo phát triển thành viêm tủy răng làm cho trẻ đau răng không được, cũng không thể đi học được, buổi tối lại càng không ngủ được, đến lúc này bố mẹ của trẻ mới thấy lo lắng, mang trẻ đến bệnh viện điều trị nhưng thường cần phải chữa rất nhiều lần, cũng có trường hợp bị viêm lợi lỗ chân răng không thể chữa khỏi, chỉ có thể nhổ đi, như vậy cái giá phải trả sẽ càng lớn hơn. Đối với trẻ em trên dưới 3 tuổi là thời kì cao điểm của sâu răng sữa. Không chỉ tỉ lệ hát sinh sâu răng cao mà số răng sâu bình quân cũng cao, ngoài ra còn do thể tích của răng sữa nhỏ, độ canxi hóa kém, sâu răng cũng phát triển nhanh. Thường có một số em trong miệng rất nhiều răng sâu, hầu hết lại ở thời kỳ cuối, nặng đến mức không thể chữa được. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến răng thay cũng không tốt, còn có thể kế phát thành các bệnh răng khác như viêm tủy răng, viêm đầu chân răng, u nang gốc răng hay viêm nhiễm kẽ răng. Hơn nữa do đau răng, trẻ em không chịu khó nhai thức ăn dẫn đến tiêu hóa không tốt, chất dinh dưỡng không đầy đủ, thậm chí có thể dẫn đến những bệnh toàn thân khác. Ngoài ra, răng sữa kiện toàn còn có quan hệ với sự phát triển bình thường của cơ thể. Trẻ em trong giai đoạn phát triển, chức năng nhai kích thích thúc đẩy sự phát triển của xương hàm, nếu răng bị hỏng, trẻ sẽ không thể nhai những vật tương đối cứng, sự phát triển của xương hàm do đó cũng bị ảnh hưởng có thể tạo thành dị hình với mức độ nặng nẹh khác nhau.

            20 chiếc răng sữa của trẻ em toàn bộ đều được thay thế bằng răng thay. Theo quy luật bình thường, đến một thời kỳ nhất định, chân răng sữa sẽ tự hấp thu, để răng thay lại mọc lên từ vị trí của răng sữa đã rụng. Do đó, nếu có thể bảo vệ hàm răng sữa hoàn chỉnh, thì răng thay sẽ dễ sắp xếp đều đặn. Nếu răng sữa trước khi rụng tự nhiên đã vì sâu răng hay những nguyên nhân bên ngoài mà phải nhổ đi, sau khi nhổ do răng bên cạnh dịch chuyển kẽ răng nhỏ đi thậm chí hoàn toàn mất đi, đến khi răng thay mọc lên, tự nhiên sẽ tạo thành mọc lẫy hoặc mọc sai vị trí của hàm răng. Hàm răng không đều không ảnh hưởng đến mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhai của răng, cũng tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Vì vậy, mặc dù thời gian tồn tại của răng sữa rất ngắn (từ 6 đến 12 tháng), nhưng tác dụng của nó lại rất quan trọng. Do đó nên cố gắng giữ cho răng sữa được bảo vệ trong khoang miệng đến thời gian thay răng bình thường.

            Nếu răng sữa của trẻ bị hỏng, nên kịp thời chữa trị, đi hàn răng sớm. Đồng thời phải kết hợp thời gian của răng sữa và răng thay để quyết định. Răng sữa chỉ cần có thể giữ được trên nửa năm, đều nên được chữa trị bảo tốt. Nếu là răng sữa sắp phải thay mà khôngbị sâu răng nặng, lại không có những triệu chứng tự giác, như vậy có thể đợi đến lúc thay răng tự nhiên. Nhưng răng sữa đã bị viêm tủy hoặc viêm đầu chân răng thì nên căn cứ vào các chứng trạng để chữa trị, phải đợi đến khi các chứng trạng cấp tính mất đi mới có thể quyết định có nhổ hay không. Cho dù trong trường hợp không có các chứng trạng, bố mẹ cũng nên đem con đến bệnh viện kiểm tra miệng nửa năm một lần, coi trọng việc phòng ngừa, phát hiện sớm, chữa trị sớm.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình