Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Nuôi dạy trẻ
Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ như thế nào ?

Tất cả những người làm cha làm mẹ thường mong con mình vừa khỏe mạnh vừa xinh đẹp. Các chàng trai cô gái đẹp trong tiểu thuyết thường được hình dung là "răng trắng môi đỏ", con ma quỷ thường được miêu tả là "mặt xanh nanh dài". Qua đó có thể thấy răng không chỉ có quan hệ với chức năng nhai, chức năng tiêu hóa mà còn có vai trò quan trọng đối với ngoại hình của mỗi người. Trẻ em có thể làm răng khỏe mạnh hay không, ngoài những nhân tố bẩm sinh thì giữ vệ sinh răng miệng cũng là một khâu quan trọng.

            Người mẹ mang thai sau 2 tháng, phôi răng sữa của thai nhi bắt đầu phát triển. Trước khi sinh hầu hết răng sữa đã canxi hóa, sau khi sinh đến 3 tuổi, chân răng sữa mới hình thành đầy đủ. Sự phát triển của răng sữa chỉ nhờ vào ngừơi mẹ khi magn thai dinh dưỡng phong phú, cơ thể khỏe mạnh mới có thể phát triển tốt.

            Trước khi mọc răng sữa, bố mẹ nên thường xuyên dùng vải đã khử trùng nhùng nước âm để lau miệng cho trẻ, giữ cho khoang miệng của trẻ được sạch sẽ. Sau khi ăn sữa hoặc các thức ăn khác, cho trẻ uống nước ấm, có tác dụng súc rửa miệng.

            Trẻ sơ sinh khoảng từ 6 đến 8 tháng bắt đầu mọc răng sữa, khoảng 2 tuổi rưỡi răng sữa mọc đầy đủ, khi răng sữa mới mọc lên đã nên đánh răng. Lúc này nếu dùng bàn chải đánh răng thường thì rất khó đối với trẻ, kích thích cũng lớn. Trên thị trường có một loại bàn chải cho trẻ sơ sinh kiểu lắp vào ngón tay, bố mẹ có thể lấy bàn chải lắp vào ngón tay trỏ, phần đầu có lông bàn chải mềm dạng kích thích, mỗi ngày có thể đánh hoặc lau cho những răng vừa mọc lên từ 2 đến 3 lần, mỗi lần dựa theo số ít hay nhiều để đánh từ 1 đến 2 phút. Nếu không đánh như vậy, có thể dùng khăn ấm đã khử trùng hoặc bông ẩm chà xát để lau sạch mặt răng.

            Trẻ trên 3 tuổi có thể để cho tự làm động tác như đánh răng, nhưng chủ yếu vẫn là bố mẹ đánh răng cho. Dần dần, trẻ em tạo thành thói quen đánh răng sáng tối, súc miệng sau khi ăn cơm. Khi học tiểu học, thói quen đã được hình thành, trẻ sẽ tự cảm thấy không đánh răng thì không ăn cơm được, cũng không ngủ được.

            Khi được 4, 5 tuổi hoàn toàn có thể dạy cho trẻ đánh răng đúnhg cách, cho trẻ tự đánh răng để về sau hình thành thói quen tốt giữ vệ sinh răng miệng, tạo một cơ sở vững chắc. Rất nhiều các vị phụ huynh chỉ chú ý đến đánh răng buổi sáng mà không chú ý đến đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ. Thực ra, đánh răng buổi tối còn quan trọng hơn đánh răng buổi sáng, bởi vì những mảnh vụn thức ăn mình ăn ban ngày còn lưu lại trong khoang miệng, nếu không đánh răng, khi ngủ khoang miệng ở trạng thái tĩnh, nước bọt bài tiết ít, thiếu tác dụng làm sạch, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội nảy nở. Ngược lại, nếu đánh răng trước khi đi ngủ, những thức ăn sót trong khoang miệng hay vi khuẩn trong kẽ răng sẽ được làm sạch, giữ miệng sạch sẽ trong thời gian dài, có tác dụng quan trọng đới với việc phòng ngừa sâu răng và các bệnh về lợi. Ở đây còn cần nhấn mạnhr ằng, trứơc khi đi ngủ, đã đánh răng rồi thì không được ăn thêm bất cứ thức ănnào khác.

            Sau khi hàm răng sữa hìnht hành, mỗi năm cần phải kiểm tra răng miệng 3 đên 4 lần, đồng thời còn phải bôi thuốc ngừa sâu răng nếu cần thiết. Khi ăn uống, cố gắng ăn ít bánh kẹo có nhiều chất đường, chất dính mà nên thay thế bằng hoa quả và sữa.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình