Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Khi bố mẹ dẫn trẻ đi khám răng nên chú ý những vấn đề gì ?

Khi bố mẹ dẫn trẻ đi khám răng, nếu trước đây đã từng đi khám thì lần này nên mang theo sổ y bạ, để tiện cung cấp cho bác sĩ lịch sử của bệnh có liên quan, giúp cho việc kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị. Nếu chưa từng đi khám thì cũng nên chuẩn bị một quyển sổ y bạ mới, bởi vì khi khám răng thường phải chẩn đoán nhiều lần, nếu không ghi chép lại thì khi khám lại bác sĩ rất khó nhớ rõ vị trí và quá trình điều trị. Nếu trẻ có lịch sử bệnh khác cũng nên nói rõ với bác sĩ.

            Bố mẹ nên biết về tình chất, mức độ và thời gian phát bệnh của trẻ, có thể nghĩ trước khi đi, vì sự tường thuật bệnh tình có giá trị tham khảo quan trọng khi chẩn đoán, trẻ em thường không thể biểu đạt một cách chuẩn xác, nên bố mẹ phải thay các em kể lại.

            Trong phòng khám, thường xuyên có thể thấy một số em khi nhìn thấy bác sĩ là sợ hãi, kêu khóc. Đối với trường hợp này, nên giải thích trước cho các em, nói rõ lí lẽ, tốt nhất là để cho một người lớn mà trẻ sơ và nghe lời nhất trong gia đình đi cùng, hiệu quả sẽ càng cao, cũng dễ làm cho trẻ có thái độ hợp tác hơn.

            Trong quá trình chữa, ngoài những em nhỏ tuổi cơ thể yếu, thông thường trẻ từ 6 tuổi trở lên, thì bố mẹ sau khi giới thiệu về bệnh sử, tốt nhất không nên ở bên cạnh trẻ sẽ rất nghe lời, thuận lợi cho việc chữa trị. Trên thực tế, khi bác sĩ khoang miệng đến trường học và nhà trẻ khám và chữa răng cho trẻ, các em đầu có thể hợp tác tốt, không có hiện tượng khóc lóc. Vì thế, bố mẹ không phải lo lắng về điều này.

            Ngoài ra, nhắc các bậc cha mẹ nên chú ý, trước khi chữa răng, nếu trẻ sợ hãi không nên nói dối các em. Ví dụ "bác sĩ chỉ xem qua, không động vào, ..." tuyệt đối không nói như vậy, vì không kể là hàn răng hay nhổ răng, ít nhất cũng phải dùng máy để kiểm tra trước, liệu có thể không động đến răng được không ? Còn nếu hàn răng thì phải dùng khoan để mài đi chất răng đã bị thối hỏng, tạo thành một hình lỗ nhất định, những động tác như vậy cần có thời gian, cần có sự phối hợp. Hoặc ví dụ khi nhổ răng, không kể phải dùng biện pháp tiêm thuốc mê hay không thì ít nhất phải dùng kìm nhổ kẹp chiếc răng cần nhổ, nếu trẻ giãy giụa sẽ động đến các răng bên cạnh khác. Tóm lại, quá trình chữa trị không thể dùng mắt xem qua là có thể giải quyết, nịnh dỗ trẻ chớp mắt là xong sẽ bị phát hiện, mất đi sự tín nhiệm của trẻ, do đó việc chữa trị sẽ càng khó khăn hơn. Làm cho mạ nên dành cho trẻ sự giáo dục tốt, nói với trẻ : "nhìn thấy bác sĩ phải chào bác sĩ trước, bác sĩ sẽ chữa khỏi chiếc răng đau của con, về sau sẽ không còn đau nữa". Như vậy mặc dù trong quá trình chữa trẻ có khi còn tồn tại tâm lý sợ hãi, nhưng khi biết rõ bác sĩ làm như vậy để chữa trị khỏi răng cho mình, đa số các em sẽ tích cực phối hợp cùng bác sĩ, đó cũng chính là kết quả cha mẹ và bác sĩ cùng mong muốn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình