Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Làm thể nào để trẻ hình thành trạng thái tâm lý tốt đối với việc chữa răng?

Bệnh về khoang miệng của các em nhi đồng thường là sâu răng. Tỉ lệ sâu răng sữa cao, tốc độ tiến triển nhanh, do đó kịp thời chữa trị sâu răng sữa, đối với sự phát triển cơ thể và sức khỏe của trẻ cũng như việc giảm đau cho các em, đều hết sức quan trọng. Vì thế, trong quá trình chữa trị các bệnh về răng miệng cho trẻ, cần thiết bố mẹ và bác sĩ y tá cùng với việc nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ phải phối hợp chặt chẽ, mới có thể tiến hành chữa trị có hiệu quả.

            Trong con mắt của rất nhiều người, chữa các bệnh về khoang miệng là đau và rất khó chịu, thậm chí vừa bước vào phòng khám ngồi lên trên ghế là không hiểu sao đã thấy sợ hãi căng thẳng. Đặc biệt là những em nhỏ đến phòng khám khoa miệng, phổ biến tồn tại tâm lý sợ hãi, cảnh giác, nghi ngờ và cảm thấy dị ứng không muốn chữa trị, ảnh hưởng đến các thao tác của bác sĩ, hoặc khóc lóc, không chịu há miệng, thậm chí còn giơ cẳng chân thượng cẳng tay và tìm cách chạy khỏi phòng khám. Những em nhỏ này chủ yếu là dưới 8 tuổi, cần nhổ răng sữa hay khoan răng sâu, cũng có những vết ngoại thương trên bề mặt cần phải gây tê xong mới xử lý. Các em khi được chữa trị, thông thường phải có bố mẹ đi cùng, có người còn chủ trương không ở bên cạnh trẻ không chữa trị, cho rằng các động tác hoa chân múa tay của mình sẽ làm phiền đến trẻ và bác sĩ. Các gia đình hiện đại hầu hết là một cặp vợ chồng chỉ có một con, nên các bậc cha mẹ nuông chiều con quá mức cũng không ít, tâm trạng lo lắng căng thẳng của họ thường ảnh hưởng không tốt đến con trẻ, gây trở ngại cho sự tín nhiệm giữa các em với bác sĩ, phân tán sự tập trung của bác sĩ. Do đó, kiến nghị với các bậc cha mẹ trước khi mang con đi khám, nên chuẩn bị tinh thần, kiên nhẫn giải thích nói rõ đối với con trẻ, làm cho trẻ tự tin, phối hợp với bác sĩ điều trị. Có những em trong độ tuổi đi học sợ phải rời cha mẹ, do đó có thể cho một bậc phụ huynh ở bên cạnh, một mặt có thể an ủi, làm dịu tâm lí căng thẳng, sợ hãi của trẻ, mặt khác có lợi cho bố me hiểu về tình hình bệnh và chữa trị của con, đồng thời để bác sĩ có thể tuyên truyền hướng dẫn những tri thức về vệ sinh răng miệng với các vị phụ huynh. Trong số những em chữa trị ở phòng khám, khoảng 20% có những tâm lý sợ hãi nhất định, nhưng  có quan hệ với việc ngọt xong không đánh răng, những em này có thế tiếp nhận chữa trị được, không cần bố mẹ phải ở bên cạnh. Ngoài ra khoảng 25% các em yêu cầu nhưng lại rất sợ hãi tâm lý không ổn định, căng thẳng, khi chữa xong mới thấy thoải mái, nhẹ nhõm nhưng lần sau khi chữa lại lập lại tâm lý sợ hãi đó. Đối với những em nhỏ được nuông chiều quá từ nhỏ, phải dựa vào tình hình thực tế, tức là chú ý đến quy luật tâm lý chung của các em, cũng phải chú ý đến sự khác biệt của từng em để ứng dụng linh hoạt.

            Việc chẩn đoán cho các em quyết định bởi tâm lý, cá tính. Lần chẩn đoán đầu tiên đặc biệt quan trọng, trước khi chữa trị bác sĩ có thể trò chuyện với các em, sau khi đã qua giải thích cho các em về tính quan trọng của việc chữa trị để có được thái độ hợp tác. Kiểm tra chẩn đoán bước đầu tiên nên cố gắng không gây đau, hoặc giảm đau, tạo điều kiện cho những lần chữa sau này. Để giảm bớt cảm giác sợ hãi, đối với những em đặc biệt sợ những máy móc chữa khoang miệng có thể để cho các em làm quen tìm hiểu về tác dụng của chúng, như dùng kính để chiếu răng của bố mẹ, khoan răng có thể phun nước gây sự tò mò cho các em. Đối với những em bị viêm tủy cấp tính, cần mổ tủy để chữa, thao tác này sẽ gây đau dữ dội, trước khi mổ tủy thường phải gây mê, bác sĩ càng phải kiên nhẫn giải thích với các em, động tác phải nhẹ nhàng, như vậy thường có thể làm cho các em mau chóng bình tĩnh trở lại, công việc chữa trị về sau cũng sẽ thuận lợi hơn nhiều

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình