Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cần chú ý điều gì trong thời kỳ thay răng của trẻ ?

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, răng sữa dần dần rụng đi và được thay thế bởi răng vĩnh viễn, trong khoang miệng đồng thời tồn tại cả răng sữa và răng thay. Trạng thái của hàm răng ở thời kỳ này tương đối không ổn định, ví dụ như ở giữa răng cửa giữa mới mọc có khe hoặc nghiên sang hai bên như hình chữ bát, răng cửa giữa vĩnh viễn ở giai đoạn mới mọc lên có vẻ hơi chen chúc, đồng thời do độ cao của răng hàm phát triển chưa đủ nên tạm thời có hiện tượng bị che lấp. Có người gọi đây là "thời kỳ răng xấu của nhi đồng". Nhưng cùng với sự sinh trưởng phát triển, hàm răng sẽ tự điều chỉnh, không cần phải tiến hành xử lí gì đặc biệt. Tuy nhiên, ở thời kỳ trẻ thay răng nên đặc biệt chú ý những điểm sau :

            (1) Răng sữa có rụng muộn hay không : Răng sữa rụng theo thời kỳ nhất định, đến thời kỳ nên rụng mà vẫn chưa rụng sẽ dễ làm răng thay không thể mọc lên ở đúng vị trí bình thường. Thường gặp nhất là răng cửa dưới mọc lên từ mặt sau của răng sữa, trông như hai tầng răng. Lúc này nên lập tức đến bệnh viện nhổ chiếc răng sữa còn sót lại đó, để dành chỗ cho răng thay mọc lên bình thường, nếu không hàm dưới sẽ không đều, răng hàm trên sẽ sát vào phía lưỡi, dễ làm hàm dưới bị chìa ra.

            (2) Chiếc răng hàm sữa cuối cùng có bị rụng, quá sớm hay không : Răng hàm sữa số hai chính là chiếc răng hàm sữa cuối cùng, phải rụng vào khoảng 12 tuổi, đồng thời răng hai đầu số hai (răng vĩnh viễn) sẽ mọc lên thay vào vị trí đó. Thông thường do bị sâu làm răng hàm sữa số hai rụng quá sớm, răng ở đằng sau nó tức răng hàm vĩnh viễn số một mọc lúc 6 tuổi có khả năng bị dịch chuyển ra phía trứơc, làm cho chỗ hở để chiếc răng chưa mọc bị thu nhỏ lại, nên răng hai đầu mọc sau này sẽ không thể mọc lên ở vị trí bình thường, từ đó dẫn đến hàm răng mọc không đều. Vì vậy, phải bảo vệ cho răng hàm sữa số hai không bị sâu hay giảm bớt tồn tại của nó do sâu, khi đã rụng thì phải áp dụng biện pháp cần thiết.

            (3) Răng thay thế mọc lên có bị trở ngại gì hay không : răng sữa nếu bị rụng quá sớm, các em sẽ hay có thói quen dùng lợi để nhai, liếm mút, làm cho lợi cứng và dày lên, khiến răng mọc lên sẽ khó khăn, lúc này nên đến bệnh viện để kiểm tra, có khi còn phải chụp X quang, dựa vào đó để quyết định có phải rạch lợi để giảm bớt trở ngại, giúp răng mọc lên dễ dàng hay không.

            (4) Răng 6 tuổi có bị sâu không : răng 6 tuổi giữ vai trò rất quan trọng trong cả cuộc đời, là trụ cột chủ yếu để duy trì quan hệ vị trí giữa hàm trên và hàm dưới, vì vậy phải đặc biệt chú ý bảo vệ. Do nó mọc sớm, nên về mặt kết cấu có khuyết thiếu, thêm vào đó trẻ em ở thời kỳ này không chú ý đánh răng lại thích ăn bánh kẹo nên rất dễ bị sâu. Nếu đã bị sâu phải điều trị sớm, ngoài ra, trẻ chăm chỉ đánh răng, không nhai lệch về một bên. Đối với những chân răng và thân răng đã bị sâu hỏng nên tích cực chữa trị để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của những răng vĩnh viễn đang chờ mọc lên.

            Tóm lại, thay răng là một thời kỳ đặc biệt, bố mẹ cần phải phối hợp với trẻ bảo vệ răng tốt, để giai đoạn thay răng được thuận lợi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình