Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những thói quen khoang miệng không tốt có ảnh hưởng như thế nào đối với sự sắp xếp bình thường của hàm răng trẻ em?

Những thói quen không tốt của khoang miệng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra dị hình hàm răng, chiếm 1/4 nguyên nhân gây bệnh. Các thói quen không tốt chủ yếu là :

            (1) Thói quen mút tay : thông thường trẻ em từ 3 tháng trở lên đều có thói quen mút tay, đến khoảng 2 tuổi thì thói quen đó mất đi. Những em có thói quen mút tay thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn đến hai hàm răng nhai không khít, cửa hàm trên chìa ra hàm răng hẹp.

            (2) Những động tác không tốt của lưỡi : các em nhi đồngth có thói quen dùng lưỡi liếm các răng sữa lung lay hoặc răng thay vừa mọc lên, lực tác động của lưỡi làm cho răng chìa ra ngoài sẽ tăng lên, làm cho sức chịu lực trong và ngoài hàm răng không cân bằng, răng cửa chìa ra phía môi làm xuất hiện các kẽ răng, dẫn đến răng bị chìa ra ngoài. Đặt đầu lưỡi răng trên và răng dưới còn ngăn cản răng thay mọc lên, dẫn đến có chỗ trên hàm nhai không khít, hàm dưới chìa ra.

            (3) Thói quen cắn môi : thói quen cắn môi dưới có thể dẫn đến răng cửa trên chìa ra, răng cửa dưới mọc chen chúc, há miệng hở răng, hàm dưới co về phía sau.

            (4) Thói quen nhai về một bên : do một bên răng bị sâu hay thiếu, thường xuyên dùng bên răng kia để nhai, như vậy khi nhai hàm dưới thường xuyên phải vận động theo hướng nhai, lâu dần làm cho mặt phát triển không cân xứng.

            (5) Thói quen cắn các đồ vật Lợi các em nhi đồng thường xuyên cắn các vật cứng như bút bi, ...sẽ hình thành hai hàm răng cắn không khít cục bộ, dẫn đến hiện tượng khi nhai răng cửa trên và răng cửa dưới không tiếp xúc, ảnh hưởng đến chức năng nhai và khuôn mặt.

            (6) Thói quen chống vào má : thường xuyên chống vào một bên má hay lấy khuỷu tay, nắm đấm gối lên má, sẽ làm cho hàm răng và bề mặt răng phát triển không cân đối.

            Đối với các em nhi đồng có những thói quen xấu trên, nên chú ý phát hiện uốn nắn kịp thời để hàm răng và khuôn mặt các em được phát triển bình thường

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình