Theo tâm lý học, gia đình có những nhu cầu sau: Nhu cầu cơ thể (ăn, mặc, sinh đẻ), được an toàn (che chở, sống ổn định), được yêu thương, được đánh giá đúng mức, và được toàn diện (thể hiện và phát triển tiềm năng).
Nhưng lao động và của cải (có vật chất và tinh thần) đều có hạn. Cần có kế hoạch quản lý và sử dụng tốt, cả lao động thời gian và chỉ tiêu. Khi chưa có con. Là mua sắm đồ dùng; có con: Lo nhà cửa, học hành, chăm sóc con; Khi già: Nhu cầu thuốc men và sức khoẻ. Mặt khác phải biết tiết kiệm.
Cần biết sống và tổ chức cuộc sống gia đình, chủ yếu là xử lý các mối quan hệ. Trong quan hệ vợ chồng nên nhân nhượng, tôn trọng nhau, tránh ích kỷ, hiếu thắng, trịch thượng, nếu sống chung với bố mẹ, cần biểu lộ tình cảm kín đáo và tế nhị. Trong quan hệ cha mẹ - con: Con phải tôn trọng, quan tâm đến ý kiến và kinh nghiệm của cha mẹ, cha mẹ tránh “cậy quyền” áp đặt chủ quan mình cho các con, giữa bố, mẹ chồng – con dâu: Nếu không được sống riêng, con dâu cần quan tâm đến bố mẹ chồng và biết nín nhịn khi cần thiết.
Gia đình hạnh phúc là gia đình không những có đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, con cái khoẻ mạnh chăm ngoan, mà còn có mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Tiền bạc là không thể thiếu nhưng không mua được hạnh phúc và tình yêu chân chính |