Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao chúng ta cần oxy?

Các loài động vật có thể nhịn ăn vài tuần, nhịn uống vài ngày, nhưng chỉ cần thiếu ôxy vài phút là chết ngay.

Ôxy là một nguyên tố hóa học, và là nguyên tố có nhiều nhất trên trái đất. Nó tồn tại ở xung quanh em, chiếm 1/5 bầu khí quyển (còn lại hầu hết là khí nitơ).

Ôxy hầu như có thể hoá hợp với tất cả vật chất khác. Trong cơ thể các loài sinh vật, ôxy hoá hợp với hyđrô cacbon và các chất khác. Hàm lượng ôxy trong cơ thể con người chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể.

Ở nhiệt độ bình thường, ôxy hoá hợp từ từ với các nguyên tố khác, hình thành chất ôxit – quá trình này gọi là ôxy hoá.

Trong cơ thể sinh vật, bất cứ lúc nào cũng diễn ra quá trình ôxy hoá. Thức ăn là "chất đốt" của các tế bào sống. Khi thức ăn bị ôxy hoá, năng lượng được giải phóng. Năng lượng này dùng để cơ thể có thể vận động, và chế tạo ra các tổ chức mới. Quá trình ôxy hoá từ từ trong cơ thể sinh vật thường được gọi là sự hô hấp nội tại (nội hô hấp).

Con người hít khí ôxy qua phổi. Từ phổi, ôxy đi vào máu rồi đi đến các bộ phận trong cơ thể. Quá trình thở hít của phổi cung cấp ôxy cho tế bào thở hít. Cho nên ta cần ôxy để thu được năng lượng nhằm duy trì các chức năng của cơ thể.

Những bệnh nhân thở hít khó khăn thường được thở bằng ôxy. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể được thở hít loại không khí có nồng độ ôxy cao đến 40% cho tới 50%. Khi đó, bệnh nhân không phải dùng nhiều sức mà vẫn nhận được lượng ôxy cần thiết.

Tuy rằng ôxy trong không khí không lúc nào ngừng bị tiêu hao, thế nhưng nguồn cung cấp ôxy hầu như là vô tận. Các loài thực vật khi làm ra thức ăn đều thải ra khí ôxy, nhờ đó việc cung cấp ôxy được bảo đảm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình