Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Chúng ta nuốt thức ăn như thế nào?

Quá trình nuốt thức ăn khá phức tạp, nó là kết quả cùng tác động của thần kinh, cơ bắp, dây chằng và các tuyến. Cổ họng, lưỡi, môi, mũi, phổi, răng, hàm, lưỡi gà thậm chí cả não cũng có liên quan đến sự nuốt thức ăn.

Trước tiên, hàm răng chia cắt và nhai vụn thức ăn đã thấm nước bọt. Đầu lưỡi cuộn thức ăn đã nhai thành một cục.

Trong quá trình nuốt, hàm sau nâng lên khiến thức ăn không bị chui vào hốc mũi.

Sau đó, thức ăn nuốt vào vòm họng. Để tránh thức ăn đi vào khí quản (miệng của khí quản ở phía trên cuống họng), lưỡi gà (ở gốc lưỡi) sẽ đậy kín miệng khí quản. Tiếp đó, thức ăn đi vào thực quản, là một ống dài khoảng 25m.

Trên thành vách thực quản có nhiều sợi gân, khi chúng co bóp sẽ đẩy thức ăn xuống dưới. Trong thực quản, chất lỏng đi xuống nhanh hơn, còn cục thức ăn thì phải mất 8 giây mới đi qua hết thực quản. Cho nên quá trình nuốt thức ăn không phải là thức ăn tự nó đi xuống dạ dày, mà cần có sự giúp đỡ của cơ bắp. Vì vậy, người chổng đầu xuống đất vẫn có thể ăn uống được.

Vậy cái gì làm cho cơ bắp co bóp khi thức ăn được nuốt vào? Đó là một số sợi thần kinh trên vách đường tiêu hoá, chúng có khả năng phản ứng đối với thức ăn. Thức ăn chạm vào vách thực quản sẽ kích thích dây thần kinh, thần kinh lại chỉ huy cơ bắp co bóp để đẩy thức ăn đi tiếp xuống dạ dày

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình