Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao chúng ta phải ngủ nhiều thế?

Nếu ví cơ thể người là một cỗ máy, thì cỗ máy này có một nhược điểm lớn hơn so với các cỗ máy cơ khí. Một cỗ máy cơ khí có thể làm việc 24 giờ một ngày không cần nghỉ. Thế nhưng, cơ thể người thì cứ sau một thời gian nhất định cần được nghỉ ngơi, phục hồi, tu sửa những bộ phận bị tổn hại, và thải ra ngoài những chất thải tích tụ trong ngày. Những việc đó đều được thực hiện trong giấc ngủ của con người.

Khi cơ thể ở trạng thái ngủ, mọi hoạt động đều chậm lại. Chậm nhất là quá trình trao đổi chất. Huyết áp hạ thấp, tim đập chậm lại, thở hít cũng vậy. Thậm chí cả thân nhiệt cũng hạ thấp chút ít.

Cơ thể người cần ngủ để duy trì sự hoạt động. Thế nhưng, người ta cần ngủ bao lâu? Điều kỳ lạ là mỗi người một khác. Dĩ nhiên, trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều hơn người lớn. Tuổi càng nhiều thì nhu cầu ngủ càng ít. Điều quan trọng là ta phải ngủ đủ. Như vậy khi tỉnh dậy ta cảm thấy đã được nghỉ ngơi đủ, có sức khoẻ dồi dào.

Có người chỉ cần ngủ 4 giờ mỗi ngày. Nhưng đa số thì cần ngủ nhiều hơn thế. Cũng có người "nghiện" ngủ, có thể ngủ hơn 10 giờ một ngày. Triết gia Kanl (người Đức) có tài ngủ nhiều, ông dặn đầy tớ gọi ông dậy khi nào ông đã ngủ được 7 tiếng đồng hồ, nếu không gọi thì ông còn ngủ nữa.

Ngoài ra, một giấc ngủ say chỉ cần mười lăm phút hoặc nửa giờ có khi còn có tác dụng nghỉ ngơi tốt hơn một giấc ngủ dài. Vì khi ngủ say, cơ thể được thực sự nghỉ ngơi và thư giãn.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình