Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cái gì làm thay đổi nhịp tim?

Tim người mỗi lần đập kéo dài khoảng 0,8 giây, trong một ngày tim đập chừng 100.000 lần. Thời gian cách giữa hai lần tim đập cũng như vậy. Trong một năm, tim đập khoảng 40 triệu lần.

Trên thực tế, tim đập là một dạng sóng co bóp do tim sinh ra, để cho máu chảy đến mọi chỗ trên toàn thân. Bởi vậy, nhịp tim phụ thuộc vào nhu cầu của người đối với máu.

Thông thường, nhịp tim thay đổi là do công việc gây ra. Tại sao lại như thế? Khi cơ bắp ở một chỗ nào đó trên người bắt đầu hoạt động, nó sẽ sinh ra axit H2CO3. Phân tử của axit này được máu chở đi, trong vòng 10 giây chuyển tới tâm nhĩ phải. Trong tâm nhĩ phải có những tế bào thần kinh có thể phát sinh phản ứng đối với phân tử axit. Phản ứng này có thể căn cứ vào hàm lượng axit trong máu để điều chỉnh nhịp tim. Nếu cơ bắp ngừng hoạt động, hàm lượng axit H2CO3 trong máu hạ xuống, nhịp tim sẽ chậm lại.

Sự đập của tim có liên quan đến nhu cầu của toàn bộ thân thể. Tinh thần hưng phấn sẽ kích thích một loại thần kinh, làm tim đập nhanh hơn. Khi buồn bã hoặc kinh sợ, một loại thần kinh khác bị kích thích làm tim đập chậm lại.

Nói chung, người ta không thể tuỳ ý đổi nhịp tim. Tuy vậy có những người có khả năng làm điều đó. Từng có người có khả năng làm tim mình ngừng đập, khi đó mọi người tưởng là người ấy đã chết, nhưng sau đấy người này lại cho tim đập trở lại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình