Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Máu lưu thông trong cơ thể người nhanh chừng nào?

Máu lưu thông trong cơ thể khác với nước lưu thông trong đường ống dẫn nước. Sau khi được tim bơm ra, máu đi qua mạch máu gọi là "động mạch" chảy đến tất cả mọi chỗ trên toàn thân. Ở cách xa trái tim một khoảng cách nhất định thì động mạch bắt đầu chia nhánh, và không ngừng chia nhánh nhỏ, cho tới khi cuối cùng chia thành các mao mạch. Máu chảy trong mao mạch thì chậm hơn rất nhiều so với trong động mạch.

Mao mạch nhỏ chưa bằng 1/50 sợi tóc, cho nên tế bào máu (huyết cầu) khi chạy qua mao mạch phải tuân theo một thứ tự nhất định. Một lượng máu nhất định chạy qua mao mạch cần thời gian khoảng một giây.

Máu không ngừng chảy qua tim. Thời gian để một lượng máu nhất định chảy qua tim là vào khoảng 1,5 giây. Thời gian máu từ tim đến phổi sau đó lại trở về tim, cần từ 5 đến 7 giây.

Máu chảy từ tim đến não rồi trở về tim mất khoảng 8 giây. Thời gian lâu nhất của quá trình lưu thông máu là quá trình máu chạy từ tim qua thân thể và đùi, chân đến ngón chân, sau đó quay về tim, tổng cộng cần 18 giây.

Máu lưu thông một vòng trong toàn thân - tức là máu từ tim chạy đến phổi rồi trở về tim, sau đó đến các bộ phận cơ thể, cuối cùng trở lại tim - tổng cộng cần khoảng 23 giây.

Tình trạng của cơ thể cũng ảnh hưởng đến vận tốc lưu thông của máu. Thí dụ khi lên cơn sốt hoặc khi lao động, tim sẽ đập nhanh làm cho vận tốc lưu thông máu tăng gấp mấy lần. Trong một ngày, một tế bào máu tuần hoàn khoảng 3000 vòng trong cơ thể

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình